Nike, Under Armour và nhiều thương hiệu gặp khó khăn về nguồn cung tại Việt Nam

10:45 03/10/2021

Nhu cầu người mua tăng cao cùng với tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng hàng hóa đã khiến nguồn cung sản phẩm từ ô tô đến giày dép ngày càng thắt chặt.

Một số thương hiệu nổi tiếng như Coach và Michael Kors sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
Một số thương hiệu nổi tiếng như Coach và Michael Kors sản xuất hàng hóa tại Việt Nam. (Ảnh: CNN) 

Đặc biệt, một số công ty bán quần áo và giày dép lớn nhất của Mỹ đã trích dẫn một xúc tác làm gia tăng áp lực: Đóng cửa các nhà máy tại Việt Nam do làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ hai, khiến các thương hiệu từ PacSun đến Nike phải đưa ra cảnh váo về ảnh hưởng đối với nguồn cung. Cuối tháng 9, Nike đã cắt giảm triển vọng bán hàng cả năm do các vấn đề về chuỗi cung ứng, mặc dù giám đốc điều hành của hãng lưu ý rằng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Nike sản xuất khoảng 3/4 sản lượng giày của hãng ở Đông Nam Á, với 51% và 24% sản xuất tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, khi chính phủ sở tại áp đặt các hạn chế chống dịch, bao gồm bắt buộc đóng cửa các nhà máy trong vài tuần từ tháng 7 đến tháng 9, Nike cho biết, công ty đã chịu tổn thất mất 10 tuần sản xuất.

Giám đốc tài chính Matthew Friend của Nike cho hay, ngay cả khi các nhà máy bắt đầu mở cửa trở lại, tăng cường sản xuất đầy đủ có thể mất vài tháng. Bên cạnh đó, Việt Nam chiếm 1/3 sản lượng giày dép và quần áo của thương hiệu thể thao Under Armour. Giám đốc điều hành của Under Armour, Patrik Frisk cho biết trong cuộc họp báo gần đây nhất vào tháng 8 rằng, hãng đang theo dõi chặt chẽ tác động của việc ngừng hoạt động của nhà máy đối với chuỗi cung ứng tại đây.

Việt Nam là nhà cung cấp quan trọng cho Hoa Kỳ nói riêng đối với hàng may mặc và giày dép. “Đây là một đối tác rất lớn của Hoa Kỳ, là nguồn cung cấp quần áo và giày dép lớn thứ hai của chúng tôi”, Steve Lamar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quần áo và Giày dép Hoa Kỳ AAFA, một tập đoàn trong ngành cho biết. Theo AAFA, Trung Quốc là nhà cung cấp quần áo và giày dép lớn nhất. Vào tháng 7, Việt Nam đã hứng chịu một đợt bùng phát dịch bệnh dẫn đến sự lây lan nhanh chóng các ca nhiễm mới trong nhiều khu công nghiệp của đất nước. Chính phủ sau đó đã áp dụng các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt và tạm thời đóng cửa các nhà máy cho đến giữa tháng 8, sau đó kéo dài sang tháng 9.

Điều này có nghĩa là sản xuất hàng hóa từ từ giày thể thao và xăng đan cho đến quần jean, váy, áo phông, áo khoác và nhiều thứ khác đều bị đình trệ. Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng trước, nhà phân tích Camilo Lyon của BITG cho biết, các thương hiệu giày thể thao như Nike và Adidas có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng nhất vì “Việt Nam đã đóng vai trò là một lựa chọn thay thế sản xuất mạnh mẽ cho Trung Quốc trong những năm gần đây”. Các thương hiệu khác có mối quan hệ sản xuất tại Việt Nam bao gồm nhà sản xuất Ugg Deckers Outdoor, Columbia Sportswear, Coach Tapestry và Capri Holdings (sở hữu thương hiệu Michael Kors).

Lyon ước tính có thể mất từ ​​5 đến 6 tháng để các nhà máy ở Việt Nam có thể hoạt động trở lại bình thường sau khi được mở cửa trở lại nhưng đồng thời đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng không kém: Nhân lực. Theo ông: “Các nhà máy Việt Nam cũng có thể gặp khó khăn trong thu hút công nhân trở lại làm việc sau thời gian ngừng hoạt động”. Brieane Olson, Chủ tịch PacSun, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 với CNNBusiness rằng, khoảng 10% hàng hóa của công ty có nguồn gốc từ Việt Nam. Olson chia sẻ hãng đã phải đối phó với tình trạng hàng tồn kho mùa tựu trường năm nay bị trì hoãn từ hai đến bốn tuần do sự chậm trễ của chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra. Giờ đây, các sản phẩm mới cho mùa đông và mùa lễ có thể sẽ bị trì hoãn 4 tuần nữa và đây là một thách thức khác để đưa hàng hóa ra thị trường kịp thời.

TL (theo CNN)