Những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc thâu tóm các studio game khắp thế giới

15:31 28/07/2021

Sau nhiều thập kỷ thống trị nhóm ngành game của Hoa Kỳ và Nhật Bản, giờ đây ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng khi những “gã khổng lồ” công nghệ của nước này thu hút các studio trò chơi trên khắp thế giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu các chủ sở hữu Trung Quốc có cố gắng gây ảnh hưởng đến thị trường trò chơi hay sử dụng chúng như một công cụ truyền bá các giá trị của đất nước? Nhà văn người mang hai dòng máu Anh-Trung trả lời CNBC: “Một số giá trị này có thể khác với những gì mà nhiều người mong đợi”. Thomas David, một kỹ sư ở Mỹ cho biết anh thấy có nhiều tựa game có xu hướng thiên về Trung Quốc với “vai tốt” còn Phương Tây đóng “vai xấu”.

Trên thực tế, thị trường trò chơi nội địa của Trung Quốc được quản lý chặt chẽ, không cho phép các trò chơi có chứa quan điểm chính trị, cờ bạc, máu me, ảnh khỏa thân và nhiều yếu tố khác.

Xuất khẩu văn hóa Trung Quốc

Abishur Prakash, đồng sáng lập của Center for Innovating the Future cho biết: “Mảng game cũng là cách Trung Quốc sử dụng trò chơi để xuất khẩu văn hóa nước nhà. Nước này đưa lý tưởng của mình ra thế giới thông qua các trò chơi và xây dựng một loại sức mạnh toàn cầu mới. Chẳng hạn ban lệnh cấm một số chủ đề nhất định như không được thảo luận về vấn đề Đài Loan hay nhân quyền”. Ông cũng nhấn mạnh thêm: “Trung Quốc cũng có thể thiết lập các trung tâm trò chơi giúp thể hiện sức mạnh đất nước hoặc thông qua con đường này xây dựng sức mạnh tài chính và thương mại của mình. Các trò chơi tiếp theo của Trung Quốc có thể chỉ cho phép người dùng mua các vật phẩm bằng nhân dân tệ kỹ thuật số”.

Steven Bailey, nhà phân tích của Omida chỉ ra: “Các công ty Trung Quốc đã tham gia vào nhiều công ty trò chơi và nội dung của phương Tây trong một thời gian khá dài và hiểu rằng việc tạo thành công trò chơi cho phương Tây sẽ không đem lại hỗ trợ cho đất nước. Ngược lại bất kỳ ai phát hành trò chơi ở Trung Quốc đều cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thị trường”.

Các khoản đầu tư lớn của Tencent

Tencent và NetEase đã giành được cổ phần của các công ty trò chơi nước ngoài trong nhiều năm. Nhà đầu tư công nghệ Rodolfo Rosini viết trên Twitter vào tháng hai: “Tencent tiếp tục mua trò chơi ở mọi thị trường ngách của Bắc Mỹ và Châu Âu. Động thái này rất quan trọng vì trò chơi có ảnh hưởng văn hóa. Nếu Tencent mua cổ phần của mọi tờ báo hàng đầu và công ty truyền hình thì sẽ có ngày càng nhiều các phiên điều trần chính trị, v.v. Thay vào đó, họ sử dụng chiêu bài dài hơi và mua các tài sản truyền thông của thế hệ tiếp theo mà không có bất kỳ sự cạnh tranh nào”.

Trong nhiều năm, Hollywood đã truyền bá các giá trị của Mỹ trên khắp thế giới và ủng hộ sức mạnh quân sự của đất nước. Hiện nay Trung Quốc cố gắng làm điều tương tự, nhưng thông qua trò chơi điện tử. Tuy nhiên, trong khi Hollywood thường xuyên chỉ trích Mỹ và các hành động của Washington D.C., thì những “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc sẽ không thể nói xấu Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước.

Trung Quốc có nhiều game thủ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, khiến đây trở thành một thị trường sinh lợi cao. Đây cũng là một trong những lý do mà các công ty game của Mỹ và châu Âu nhận đầu tư từ các công ty Trung Quốc. Ví dụ, Sumo có trụ sở chính tại Vương quốc Anh đã trở thành công ty trò chơi mới nhất thực hiện thương vụ trị giá 1,26 tỷ đô la với Tencent, nhà phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới.

TL