Thứ bảy 23/11/2024 19:53
Hotline: 024.355.63.010
Khát vọng Việt Nam

Những bước thăng trầm trong kinh doanh của Doanh nhân Đặng Thành Tâm

29/03/2021 09:31
Đặng Thành Tâm được biết đến là nhà kinh doanh nổi tiếng ở Việt Nam, ông là một doanh nhân từng được đánh giá là người giàu nhất ở Việt Nam vào năm 2007 và xếp thứ ba trong các năm 2008, 2009, 2010.
Doanh nhân Đặng Thành Tâm
Doanh nhân Đặng Thành Tâm.

Doanh nhân Đặng Thành Tâm sinh ngày 15/4/1964. Ông có cha là người miền Nam tập kết ra Bắc, còn mẹ là người Hải Phòng. Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, ông Tâm theo gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1982, doanh nhân Đặng Thành Tâm trở lại quê mẹ ở Hải Phòng để theo học ngành Kỹ sư tại Đại học Hàng hải Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn học thêm hai ngành là luật, quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, ông có thêm cả bằng cử nhân về ngành Diploma Quản lý kinh doanh của trường Henley Management ở Anh Quốc. Khi ông Thành Tâm mới ra trường, Hàng hải đang là một trong những ngành “hot” nhất và dễ “hái” ra tiền bởi với mỗi chuyến đi ra biển, thủy thủ sẽ được trợ cấp 50 USD.

Về sau này, chuyến tàu ít đi, hai năm trời ông Đỗ Thành Tâm lúc này chỉ là một chàng thanh niên tay trắng, thất nghiệp. Đến khi “dạt” vào làm ở công ty của chị gái, tố chất kinh doanh của ông mới có đủ điều kiện phát huy. Lúc này, ông đang vay 80% số vốn mà mình đang có.

Cũng như bao người khác, ông Tâm gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh. Ông từng bị thất nghiệp và trở thành con nợ trong một thời gian dài. Song với bản lĩnh và sự tự tin, ông Tâm đã gầy dựng sự nghiệp kinh doanh khiến nhiều người nể phục.

Những năm 2012, sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp của đất nước “Mặt trời mọc” đã không còn tin xứ sở của mình là mảnh đất lành nơi họ có thể yên ổn sản xuất và kinh doanh. Hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ diễn ra hằng năm, cộng với nguy cơ tần suất những trận động đất - sóng thần kép kinh hoàng sẽ dày hơn, khiến người Nhật buộc phải tìm những “miền đất hứa” khác, nơi họ có thể chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả việc sinh sống sang đó mỗi khi đất nước gặp thảm họa.

Đón đầu những suy nghĩ ấy của người Nhật, một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng rất quan tâm và hỏi ông Đặng Thành Tâm: Tại sao miền đất hứa ấy không phải là Việt Nam? Và mô hình “Khu kinh tế Nhật Bản ở Việt Nam” đã hình thành từ đó.

Khi đó, nơi được chọn để xây dựng đặc khu Nhật Bản đầu tiên là nơi rất thuận lợi về cảng biển, giao thông và nhân lực là Hải Phòng. Sau này, lãnh đạo Việt Nam đã làm việc với Chính phủ Nhật Bản phát triển thêm một khu nữa ở Vũng Tàu cũng có cảng biển, giao thông thuận lợi.

Trong đó, Khu kinh tế Nhật Bản rộng 1.000 ha nằm trong Khu kinh tế Tràng Cát - Đình Vũ, Hải Phòng đã được phê duyệt. Tháng 2/2012, vốn ODA của Nhật Bản được rót về Lạch Huyện để xây dựng Cảng nước sâu, và tiếp đến là ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Nhật Bản theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của người Nhật, để từ doanh nhân cho đến công nhân bậc cao ở nước này khi sang đến Việt Nam là có thể sống và làm việc thoải mái như chính trên đất nước của họ.

Nhà máy “xe cua” xây dựng ở Việt Nam có thể công suất chỉ bằng một nửa nhà máy tại nước bản địa, nhưng mỗi khi Nhật Bản gặp thiên tai, chỉ cần tăng công suất nhà máy ở Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn mà không để bị mất thị phần. Còn về phía Việt Nam, việc kéo người Nhật sang xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ cao thời điểm đó được cho là đã giúp chúng ta tiến được 50 năm.

Đó là cách để ông Tâm thuyết phục cả hai phía thực hiện quyết định táo bạo được ông ấp ủ. Đó cũng là cách để ông đi trước người Nhật đón đầu một xu hướng đầu tư mới.

Ông Tâm bộc bạch: “Hải Phòng là quê mẹ của tôi. Đến nay tôi vẫn chưa làm được gì nhiều cho vùng đất gắn với kỷ niệm suốt thời thơ ấu ấy. Và chọn nơi đây với nhiều lợi thế thuận lợi để làm dự án này chính là dịp để tôi trả nợ quê hương”.

Khi đã chuẩn bị xong về thủ tục, nguồn vốn xây dựng hạ tầng, ông Tâm với tư cách là Chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nhật, đã sang Nhật tổ chức các hội thảo kêu gọi doanh nhân nước này đầu tư vào các Khu kinh tế Nhật Bản ở Việt Nam. Kết quả là, nhiều doanh nhân Nhật Bản đã đến Hải Phòng tham quan tìm hiểu mô hình mới này.

Ông Tâm khi đó tự tin: “350 năm trước, người Nhật từng sang Việt Nam xây dựng cả một thành phố sầm uất ở Hội An. Ngày xưa còn khó khăn mà họ đã làm được như thế, huống hồ bây giờ, khả năng thành lập Khu kinh tế Nhật Bản ở Việt Nam ở địa điểm thuận lợi hơn là điều hoàn toàn có thể”.

Có người bảo ông có tài hút đầu tư nước ngoài, vì ông nói tiếng Anh như gió, lại là một trong ít doanh nhân Việt được gia nhập vào Diễn đàn Kinh tế thế giới chuyên tư vấn chính sách kinh tế cho các Chính phủ.

Thổ lộ về tham vọng làm giàu, ông Tâm bảo, khi ít tiền thì phải nghĩ mưu, càng ít tiền thì càng phải nghĩ nhiều mưu. Nhưng những mưu ấy ông không “ủ” cho riêng mình. Ông kể về hai bí kíp kiếm tiền: “Đếm được tiền trong túi người khác nhưng không cần phải thò tay móc túi”, rồi dựa vào “hơi” tiền của họ để kiếm tiền cho mình, và “biến đồng tiền tương lai thành hiện tại”. Cách thứ nhất dễ bị xem là lưu manh, lừa đảo, vì thế ông ưa cách thứ hai hơn. Thế là ông vắt óc nghĩ ra những đề án rồi kéo đối tác, ngân hàng vào cuộc, và thay vì phải mấy năm sau mới kiếm được tiền thì ông đã có được tiền ngay trong năm.

Nghiệm ra, mưu này đã giúp ông thành công khá nhiều lần. Đó là năm 1996, khi ông viết đề án xây dựng Khu công nghiệp Tân Tạo với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng thì trong tay ông chỉ có một tỷ đồng. Vậy mà ba năm sau, mô hình này đã được đánh giá là thành công nhất tại TP Hồ Chí Minh. Rồi năm 2002, ông đã biến Quế Võ từ một vùng đất cằn năng suất thấp thành một khu công nghiệp xanh nổi tiếng Kinh Bắc. Còn năm 2012, ông trông đợi cả vào Khu kinh tế Nhật Bản, nơi ông áng chừng có thể thu hút cả tỷ đô trong vài ba năm tiếp sau.

Chao đảo trước sóng lớn và vượt sóng

Ông Đặng Thành Tâm được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007 và giàu thứ ba Việt Nam năm 2008, 2009 và 2010. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Năm 2013, ông Tâm xếp thứ 12 trên bảng xếp hạng 200 người giàu nhất Thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản 1239 tỷ đồng..

Tuy nhiên, qua những ngày huy hoàng thì cuộc đời của đại gia này từng trải qua những ngày tháng truân chuyên khi chị gái Đặng Hoàng Yến bị tước tư cách Đại biểu quốc hội, đối mặt hàng loạt tin đồn rồi “biến mất”. Năm 2013, ông Tâm cùng các doanh nghiệp của mình chìm trong khối nợ khổng lồ.

Nặng gánh với khoản nợ trái phiếu 1.000 tỷ đồng, người giàu nhất sàn chứng khoán một thời phải xin Ngân hàng Nhà nước cho lùi thời hạn thanh toán trong bối cảnh không thể vay thêm tiền ngân hàng suốt hai năm 2012 -2013. Giai đoạn này, ông gây choáng khi xuất hiện với bộ dạng râu tóc không được cạo và sau này có lên tiếng nói rằng để râu tóc như vậy vì đang chữa bệnh.

“Nếu nhìn thẳng vào thực tế và gạt bỏ mọi nỗi xấu hổ, doanh nghiệp của tôi có đơn vị đang rất khó khăn và cũng giống như hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam khác phải vật lộn sống còn để tồn tại, phát triển. Hai năm nay tôi không vay được vốn từ các ngân hàng thương mại và cũng không hiểu tại sao.

Trước kia vẫn có một số đơn vị cho tôi vay khá dễ dàng, ngay cả khi chẳng có gì để thế chấp, vẫn được họ giúp. Hiện giờ các khu công nghiệp của tôi có lãi và tài sản thế chấp, nhưng để vay lại không dễ. Tôi nghĩ có nhiều lý do, chẳng hạn những ngân hàng này không còn muốn liên quan tới tôi hoặc có khả năng cạnh tranh không lành mạnh.” – Ông Tâm nói.

Là đại biểu quốc hội nhưng từng có kỳ họp ông Tâm từng phải xin nghỉ với lý do sức khỏe không tốt. Trong những ngày sóng gió nhất với ông và chị gái (cũng là đại biểu Quốc hội), ông ước ao được trở về như ngày xưa. Tại kỳ họp hồi tháng 5/2013, ông xuất hiện trở lại với tuyên bố chỉ muốn “Xin 2 chữ bình yên”.

Sau một thời hoành tráng ròi bầm dập trong sóng gió, điều đơn giản mà ông cảm thấy vui là donh nghiệp của ông đã thoát chết, ông cũng qua những ngày đau ốm để đủ sức xoay xở làm ăn và đủ trả lương thưởng, lãi vay, thậm chí trả được khá nhiều khoản nợ nhờ vào việc thoái vốn khỏi đa ngành, bán đi những cổ phiếu, những khoản đầu tư ngoài ngành…

Điều ông tâm đắc hơn cả là, khi khủng hoảng kinh tế khiến hơn 50 nghìn doanh nghiệp Việt Nam phá sản trong năm 2011, thì “con tàu” đồ sộ với chục nghìn nhân sự mà ông Đặng Thành Tâm là người lèo lái vẫn trụ được. Bằng những nguồn thu qua cho thuê nhà xưởng mà ông ví như “những giọt nước giữa sa mạc”, và hoạt động nhà máy chế biến hàng xuất khẩu sang Nhật Bản..., ông đã trang trải hàng trăm tỷ đồng tiền lương mỗi tháng cho nh ân viên. Gánh nặng đè trĩu vai hơn khi chính ông đưa ra quyết định sẽ không vì khủng hoảng mà sa thải họ.

Hiện tại, ông Tâm sở hữu tỷ lệ lớn bốn công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán là Kinh Bắc City (KBC), Navibank (NVB), Saigontel (SGT) và Khoáng sản Sài Gòn – Bình Định (SQC). Trong đó có hai công ty do ông Tâm trực tiếp điều hành là Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và CTCP Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SGT).

Có vẻ như thời của ông Đặng Thành Tâm đang trở lại. Trong vài năm gần đây, lĩnh vực bất động sản công nghiệp ở Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt. Quỹ đất ở các tỉnh thành có vị trí thuận lợi như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… đều đã cạn kiệt. Các doanh nghiệp ồ ạt tấn công sang các tỉnh thành khác, trong đó có cả những tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang… Nhiều doanh nghiệp cao su cũng đồng loạt phát triển hoặc hợp tác phát triển quỹ đất của mình, chuyển sang bất động sản công nghiệp để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài rút ra khỏi Trung Quốc.

KBC của ông Đặng Thành Tâm là một doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp từ rất sớm và cho đến nay vẫn là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong khoảng 7-8 năm vừa qua, sức mạnh của ông Đặng Thành Tâm suy giảm và doanh nhân này tập trung vào tái cấu trúc doanh nghiệp.

Chị gái của ông Tâm – bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng có gần một thập kỷ im hơi lặng tiếng, mất bóng trên TTCK Việt Nam đầy bí ẩn, nhiều năm liền, từ 2013 cho tới nay, không có mặt trong các đại hội đồng cổ đông của ITA nhưng rồi bất ngờ xuất hiện trong ĐHCĐ mới đây của ITA qua hình thức trực tuyến.

TH

Tin bài khác
Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Năng lượng tái tạo và vật liệu bán dẫn đang là xu thế của hiện tại và tương lai, Công ty Vietnam and Global Power JSC (Green Power) đang trên hành trình chinh phục thị trường.
Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Trong thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam, có sự đóng góp âm thầm của nhà khoa học Phạm Thị Lý. Tuy nhiên, bà chỉ chỉ nhận mình là bạn đồng hành của nông dân.
Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Mới đây, giải thưởng AWARD 5.000 cao quý trong điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật Phakic ICL đã được trao cho bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Tiến Hùng (Hội Nhãn khoa Việt Nam).
Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Dựa vào công dụng của các loài thảo dược, cô gái xứ Nghệ thế hệ 9X Trần Thị Vui đã khởi nghiệp và trở thành Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui. Hiện, 4 dòng sản phẩm thảo dược của nữ doanh nhân Vui đã được người tiêu dùng đón nhận.
Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Ông Trần Bá Phúc hiện là Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Úc, PCT hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

“Khát vọng của tôi là đào tạo ra những con người có đức, có tài, từ đó tạo nên những công dân tốt đẹp cho đất nước”, đó là những chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Phùng Phong - Công ty CP Đào tạo Tâm Trí Lực nhân ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn.
Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Thị trường hướng nghiệp toàn cầu trị giá hàng chục tỷ USD nhưng đang thiếu mô hình trải nghiệm. Khi triển khai mô hình hướng nghiệp “đi làm rồi mới chọn nghề”, bà Trần Đông Phương nắm lấy cơ hội tiên phong nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức.
RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

Vũ Thị Ngọc Phượng – TGĐ Công ty CP Replus tin rằng Văn phòng ảo chính là chìa khoá “gỡ nút thắt” khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp dám mạnh dạn bước chân ra khỏi vùng an toàn và xây dựng khát vọng về hình ảnh Việt Nam toàn cầu.
Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Công ty Cổ phần Việt Mông Cổ (Dược phẩm Vimos) mang sứ mệnh là cầu nối văn hóa truyền thống giữa người dân hai quốc gia Việt Nam – Mông Cổ. Sau 12 năm thành lập, Dược phẩm Vimos đã có hệ thống nhận diện thương hiệu phủ khắp 3 miền đất nước.
Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Trên thương trường đầy cạm bẫy và khốc liệt, bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư để phát triển bền vững, doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn đã kiến tạo thương hiệu Vilaconic từ Tâm - Trí – Tín – Tầm. ..
Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Chiều ngày 25/8, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn “Báo chí với khởi nghiệp sáng tạo” và giới thiệu tập sách “Quảng Nam - Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp".
Trần Thị Mỹ Linh, người sáng lập Công ty An An với sứ mệnh phát triển thực phẩm tiện lợi, an toàn cho sức khỏe cộng đồng

Trần Thị Mỹ Linh, người sáng lập Công ty An An với sứ mệnh phát triển thực phẩm tiện lợi, an toàn cho sức khỏe cộng đồng

Câu chuyện khởi nghiệp An An Holdings từ một ý tưởng sáng tạo và nhân văn của Mỹ Linh là một nguồn cảm hứng và động lực cho nhiều người.
Doanh nhân Trần Văn Mười và triết lý văn hoá trong kinh doanh

Doanh nhân Trần Văn Mười và triết lý văn hoá trong kinh doanh

Trần Văn Mười không chỉ định hướng cho bản thân là một doanh nhân thành công, mà còn muốn mang đến một tầm nhìn rộng hơn cho thế hệ doanh nhân trẻ.
Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng khát khao cống hiến cho cộng đồng

Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng khát khao cống hiến cho cộng đồng

Làm kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp không chỉ tính bằng vật chất, tiền bạc mà còn bởi giá trị tốt đẹp dành cho cộng đồng.
Ceo Lê Phương Anh: D.Lab - điểm đến hàng đầu cho dịch vụ và công nghệ làm đẹp để sống khỏe, tự tin

Ceo Lê Phương Anh: D.Lab - điểm đến hàng đầu cho dịch vụ và công nghệ làm đẹp để sống khỏe, tự tin

Viện thẩm mỹ D.Lab của CEO Lê Phương Anh được biết đến là địa chỉ uy tín của nhiều chị em. Đến với D.Lab, khách hàng được chăm sóc sắc đẹp, khỏe mạnh, tự tin hơn.