Cụ thể, 10 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021 bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông, Italy, Hoa Kỳ, Malaysia, Đài Loan Australia và Hà Lan, chiếm 97% tổng giá xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.
Đặc biệt, sản phẩm của Việt Nam mà Hàn Quốc ưa chuống nhất là bạch tuộc đông lạnh với việc chúng ta là nguồn cung cấp bạch tuộc đông lạnh lớn nhất cho Xứ sở Kim Chi với trên 1 nửa tổng thị phần nước này
Sâu hơn nữa, bạch tuộc chế biến đông lạnh và bạch tuộc cắt đông lạnh là 2 sản phẩm chính trong phân khúc bạch tuộc đông lạnh Việt xuất khẩu sang Hàn Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc vào tháng 10 năm nay đã dừng ở mốc gần 29 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng cộng 10 tháng đầu năm nay thì xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 195 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về sản phẩm từ mực, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá và bạch tuộc chế biến đông lạnh.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, giá trị mực chiếm 51,5% và bạch tuộc chiếm 48,5%. Trong bối cảnh đại dịch vẫn còn kéo dài và nguồn cung nguyên liệu sản xuất hạn chế, hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi cước vận tải biển tăng cao thì nhu cầu tiêu thụ vẫn nghiêng về các sản phẩm mực, bạch tuộc có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà như: mực khô, bạch tuộc khô, bạch tuộc đông lạnh.
Hoa Kỳ đang thứ 2, ngay sau Hàn Quốc trong các thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam. Với việc tiêm chủng mở rộng vắc xin phòng chống Covid-19 và gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ đã tác động tích cực tới nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản không chỉ ở phân khúc dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, mà cả ở phân khúc bán lẻ, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp XK mực, bạch tuộc sang thị trường này.
Ở một diễn biến tương tự, EU cũng là 1 thị trường đáng chú ý với vị trí thứ 4 về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm hơn 10% tổng giá trị xuất mực, bạch tuộc của chúng ta. Trong tháng 10 năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU đạt gần 49 triệu USD,- tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 thị trường trong khối EU nhập khẩu lớn nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối. Tổng cộng 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực và bạch tuộc Việt sang Italy và Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đáng nể lần lượt 50% và 25%.
Giới chuyên môn dự đoán rằng nếu chủ động được nguồn nguyên liệu thì xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt cả năm này sẽ đạt hơn 590 triệu USD, tăng 13% so với năm 2020 và sẽ còn phát triển rực rỡ hơn nữa trong năm 2022.
Hương Thảo