Thứ ba 15/07/2025 08:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn

Cảng biển Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Ngoài ra có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng và bến container cùng hệ thống logistics được quy hoạch đồng bộ.

Cảng biển Nghi Sơn nằm trên địa bàn quản lý của Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn, phía Nam tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp Nghệ An, là đấu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và Cảng biển Nghi Sơn.

Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, Cảng biển Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Ngoài ra có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng và bến container cùng hệ thống logistics được quy hoạch đồng bộ với các khu bến đang được các nhà đầu tư triển khai xây dựng. Nơi đây đã và đang mang lại nguồn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lớn cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn
Cảng biển Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm.

Theo Quyết định 1699/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Cảng biển Nghi Sơn là một đầu mối giao thông quan trọng kết nối giữa các tuyến hàng hải quốc tế, nội địa. Đồng thời, Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (nhóm 2) của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay toàn bộ hệ thống Cảng biển Nghi Sơn đã được đầu tư phát triển. Thời gian qua, Cảng biển Nghi Sơn đều có những con số tăng trưởng rất ấn tượng, đã đã đạt được và vượt quy hoạch nhóm trong theo quy hoạch hệ thống.

Hiện nay, Cảng quốc tế Nghi Sơn đã đầu tư xây dựng được 6 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp tải trọng đến 100.000 DWT giảm tải, chở hàng container tải trọng đến 30.000 DWT, tàu chở hàng lỏng đến 70.000 DWT.

Tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương có chính sách thu hút hàng container xuất nhập khẩu qua Cảng quốc tế Nghi Sơn đứng tốp đầu của Việt Nam.

Cùng với đó, việc đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, ngay từ năm 2019 tỉnh Thanh Hóa đã ban hành cơ chế “kích cầu” bằng các Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND hỗ trợ các hãng tàu mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế tại Cảng biển Nghi Sơn; Nghị quyết số 338/2020/NQ-HĐND về hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng biển Nghi Sơn; Nghị quyết số 115/2021/NQ-HĐND về việc ban hành trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng biển Nghi Sơn; Thông tư 21/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định Cảng biển Nghi Sơn là một trong 6 cảng biển trên cả nước được thực hiện hoạt động nhập khẩu đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi. Đặc biệt, năm 2022, Nghị quyết số 248/2022/NĐ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã được ban hành với một loạt chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng Container qua cảng Nghi Sơn.

Chính sách từ Nghị quyết 248 đã tăng mức hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế qua Cảng Nghi Sơn lên 500 triệu đồng/chuyến (tăng 300 triệu đồng/chuyến so với chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND). Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải nội địa bằng container 300 triệu đồng/chuyến. Các DN vận tải hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/container 20 feet và 3 triệu đồng/container 40 feet khi mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa; hỗ trợ 700.000 đồng/container 20 feet và 1 triệu đồng/container 40 feet khi DN không mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa. Thời gian thực hiện chính sách đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn Cao Minh Xuân - đơn vị vận hành Cảng tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn chia sẻ: “Có thể nói, đây là chính sách hỗ trợ tốt nhất trong hệ thống cảng biển ở Việt Nam. Theo tính toán của đơn vị, với các DN, chính sách này sẽ bù đắp được phần chi phí đường bộ đến Nghi Sơn hiện cao hơn Cảng Hải Phòng, điều khiến DN trước đó chưa mặn mà chuyển dịch vụ về Cảng Nghi Sơn. Cùng với việc các hãng tàu được nâng mức hỗ trợ lên 500 triệu đồng/chuyến và mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng với tàu container nội địa sẽ là cơ hội để các hãng tàu có thể giảm giá cước cho các DN. Từ đó, kỳ vọng tạo bước ngoặt trong thu hút đầu tư cả hãng tàu và DN về với Cảng Nghi Sơn”.

Với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng biển Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hoá trong năm 2023 và 9 tháng năm 2024 đã mang lại một số tín hiệu tích cực trong thu xuất nhập khẩu tại đây.

Cụ thể, Cảng Nghi Sơn đã thu hút được 2 hãng tàu vận chuyển container đi quốc tế, gồm: Công ty Cổ phần CMA - CGM Việt Nam; Công ty Vận tải biển VIMC. Năm 2023, các hãng tàu đã thực hiện 44 chuyến tàu vận chuyển container đi quốc tế, tỉnh Thanh Hoá đã hỗ trợ 22 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2024, có 29 chuyến tàu vận chuyển container đi quốc tế, tỉnh này hỗ hợ kinh phí khoảng 14,5 tỷ đồng.

Đối với các hãng tàu vận chuyển container nội địa qua Cảng Nghi Sơn, từ tháng 11/2023, Công ty TNHH đại lý và tiếp vận Hải An đã mở tuyến vận chuyển container nội địa đi và đến các cảng trong nước. Trong năm 2023, đã thực hiện 2 chuyến và trong 9 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện 18 chuyến vận chuyển container nội địa qua Cảng Nghi Sơn.

Về vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, năm 2023, đã có 12.220 container xuất, nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn, gồm: 7.293 container xuất khẩu, 4.927 container nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bột đá trắng, hạt nhựa nguyên sinh, sắn lát và giấy bìa. Các cơ quan quản lý đã thẩm định hồ sơ, hỗ trợ cho container xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn với số tiền 16,05 tỉ đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, có 3.883 container xuất khẩu, 3.326 container nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn.

Ngoài “lực” kích cầu từ chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh cảng, để thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn đã tăng cường phối hợp với đơn vị khai thác dịch vụ cảng đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, xúc tiến đầu tư, thực hiện nhanh gọn các cơ chế, chính sách và tạo điều kiện để doanh nghiệp thông quan hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn
Nhiều tín hiệu tích cực trong thu hút xuất nhập khẩu tại cảng biển Nghi Sơn.

Qua đó góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn trong 5 năm gần đây (2019 – 2023) tăng trưởng mạnh mẽ, đã góp phần vào số thu NSNN hàng năm của tỉnh vượt ngưỡng 50.000 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển xuất nhập khẩu tại cảng biển Nghi Sơn cũng tồn tại không ít thách thức

Theo đánh giá các cơ quan chức năng tỉnh này, hiện nay hệ thống Cảng Nghi Sơn bước đầu đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được nhu cầu hàng hóa thông qua cảng. Tuy nhiên, các bến container chưa được đầu tư hoàn thiện, thiếu quỹ đất để phát triển trung tâm logistics hiện đại để lưu giữ, bảo quản và lưu thông hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn.

Do vậy, chưa có hàng hóa xuất khẩu qua Cảng Nghi Sơn là các sản phẩm công nghiệp thế mạnh của tỉnh Thanh Hoá như: dệt may, da giầy... chưa thu hút thêm nhiều hãng tàu khai thác vận chuyển container quốc tế qua Cảng Nghi Sơn; các container nhập khẩu chủ yếu là container rỗng, chưa có giao dịch đa dạng về hàng hóa.

Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn, thì hệ thống Cảng biển Nghi Sơn gồm có 51 bến và khu bến, trong đó có 10 bến container, 21 bến tổng hợp, còn lại là các bến và khu bến chuyên dụng. Đến tháng 7-2023 đã có 21 bến đi vào hoạt động. Hiện Cảng Nghi Sơn có năng lực lưu chuyển hàng hóa với công suất dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Tại đây, các khu vực phát triển kho xăng dầu, khu dịch vụ cảng, khu vực logistics... cũng đã được quy hoạch chi tiết và đang trong tiến trình đầu tư đồng bộ.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn

Tại quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn và định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng biển Nghi Sơn là cảng loại I và được quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, là đầu mối giao thương hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg, cũng nêu rõ: Xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu đưa logistics của tỉnh Thanh Hóa phát triển thành ngành dịch vụ có trình độ khá của khu vực Trung, Bắc bộ và của cả nước. Thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics cấp vùng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, từng bước hoàn thiện hạ tầng sau cảng và giao thông kết nối Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Đến năm 2030 mở rộng và cơ bản hình thành trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, trong đó tập trung hoàn thiện các khu phát triển logistics gắn với cảng biển, ga đường sắt thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, hoàn thiện giao thông kết nối... Đồng thời, hoàn thiện dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.

Tin bài khác
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.