Lo “vỡ” kế hoạch 2025, Bộ Xây dựng thúc dự án nhà ở xã hội Vĩnh Phúc bàn giao 79.000 m² đất xây nhà ở xã hội tại Bình Xuyên |
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021–2030 đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn còn xa vời do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Trong đó, quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế. Nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất hợp lý, thiếu hạ tầng hoặc không phù hợp để triển khai dự án. Việc thiếu cơ chế thu hút quỹ đất từ khối tư nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là rào cản chưa có lời giải.
Các thủ tục chấp thuận chủ đầu tư, triển khai dự án nhà ở xã hội không khác biệt nhiều so với dự án nhà ở thương mại, thậm chí còn phức tạp hơn. Điều này khiến thời gian hoàn thành thủ tục kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
![]() |
Nhà ở xã hội: Cần chiến lược đồng bộ để đạt mục tiêu 1 triệu căn |
VARS cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và ngân hàng thông qua vay tín dụng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giảm lãi suất, nhưng lãi suất của gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho phân khúc đặc thù này vẫn cao, thời hạn ngắn, không phù hợp với cả nhà đầu tư lẫn người mua nhà thu nhập thấp.
Nhiều địa phương chưa chủ động đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn, chưa ban hành các cơ chế cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội. Điều này khiến việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ những khó khăn, cần có một chiến lược đồng bộ từ Nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, các địa phương cần quy hoạch, bố trí quỹ đất cụ thể và hợp lý cho phát triển nhà ở xã hội, đưa chỉ tiêu này vào chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 5 năm và hàng năm. Cần áp dụng cơ chế thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng từ ngân sách hoặc theo hình thức BT, PPP, đổi đất lấy hạ tầng để chủ động tạo lập quỹ đất sạch.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội bằng việc rút gọn quy trình chấp thuận đầu tư, đơn giản hóa thủ tục lựa chọn chủ đầu tư bằng cơ chế chỉ định thầu minh bạch, công khai. Áp dụng hậu kiểm thay vì tiền kiểm đối với một số nội dung không cốt lõi, cắt giảm các thủ tục chồng chéo, kéo dài thời gian phê duyệt dự án.
Xây dựng các quỹ phát triển nhà ở xã hội cấp trung ương và địa phương, sử dụng từ nguồn thu quỹ đất, ngân sách, đóng góp từ các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Đồng thời cần thúc đẩy việc phát triển mô hình quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản hướng vào phân khúc nhà ở xã hội...
Giới chuyên gia cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của một vài doanh nghiệp hoặc chỉ là mục tiêu trong các văn bản quy hoạch, mà đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện, dài hạn và có hiệu quả thi hành cao từ các cấp chính quyền. Chỉ khi nào nhà ở xã hội thật sự trở thành một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị, có tính hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dễ tiếp cận với người dân, và có cơ chế vận hành ổn định, khi đó Đề án hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội mới đạt kết quả cao, góp phần