Từ khi còn nhỏ, James Dyson - người được mệnh danh là "Vua thiết kế nước Anh" đã sớm thể hiện sự xuất chúng của mình trong lĩnh vực thiết kế. Trong thời gian theo học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh, ông đã khiến nhiều người phải trầm trồ trước những sản phẩm mà ông tự mày mò, phát minh, như: Tàu sân bay "Sea Truck", xe cút kít để chở vật liệu,...
Dù tài năng là vậy nhưng ít ai biết rằng, để chạm được đến đỉnh thành công như hiện nay, James Dyson đã từng thất bại đến 5.126 lần.
Năm James Dyson 31 tuổi, khi đang sửa chữa một chiếc máy hút chân không tại một trang trại, ông phát hiện ra rằng nếu càng nhiều bụi bị hút vào máy thì càng dễ tạo ra tình trạng tắc nghẽn, dẫn đến việc suy giảm lực hút của máy.
Là một người được biết đến với cái tên "cuồng kỹ thuật", ông quyết tâm giải quyết vấn đề này, đặt nền móng cho sự phát minh của mình - một chiếc máy hút bụi độc đáo. Tiếp theo, James Dyson đã tiếp tục nghiên cứu và chế tạo hơn 100 mô hình, nhưng không một mô hình nào thành công. Tuy nhiên, ông không chấp nhận thất bại dễ dàng. Mặc dù phải đối mặt với khoản vay ngân hàng có lãi suất cao và nợ nặng lên đến 2 triệu bảng Anh, ông vẫn kiên quyết tiếp tục con đường của mình.
Sau 5 năm nỗ lực không ngừng, James Dyson đã đạt được thành công vào lần thứ 5.127 khi sáng tạo ra mô hình máy hút bụi G-Force vào năm 1983. Tuy nhiên, chưa kịp tận hưởng niềm vui của sự thành công, James Dyson ngay lập tức phải đối mặt với những khó khăn trong việc mở rộng thị trường.
Thời kỳ đó, các đơn vị ở Anh chủ yếu tập trung kinh doanh, sản xuất máy hút bụi có túi hút, đem lại lợi nhuận cao, trong khi máy hút bụi kiểu mới do James Dyson sáng chế không được đánh giá cao. Đối mặt với những thách thức lớn về việc không tiêu thụ được sản phẩm, công ty của ông đứng trước nguy cơ phá sản.
Để giải quyết tình hình này, James Dyson quyết định mở rộng sang thị trường Nhật Bản, một quốc gia tiềm năng trong việc "tiêu thụ" đồ gia dụng. Tại đây, máy hút bụi do ông phát minh nhận được sự quan tâm vượt ngoài mong đợi, ghi nhận lượng tiêu thụ cao và đoạt giải thưởng trong triển lãm thiết kế quốc tế năm 1991.
Năm 1993, James Dyson một lần nữa tái thâm nhập thị trường Anh Quốc. Ông thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại nước này nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và thúc đẩy việc sử dụng máy hút bụi do ông sản xuất.
Trong khoảng thời gian đó, James Dyson liên tục tìm kiếm con đường mới để phát triển. Ông hợp tác với Paul Smith, một nhà thiết kế nổi tiếng trong ngành thời trang và bắt đầu bán máy hút bụi trực tiếp tại cửa hàng của họ. Đáng ngạc nhiên, lượng máy hút bụi bán ra ở quốc gia này vượt xa so với các cửa hàng bán lẻ thiết bị điện thông thường. Từ đó, thương hiệu máy hút bụi Dyson bắt đầu chiếm lĩnh thị trường ở Anh Quốc và sau đó mở rộng ra toàn cầu.
James Dyson từng là tỷ phú giàu nhất ở Anh khi công ty của ông đạt được lợi nhuận đáng kể vào năm 2018, giúp tài sản của ông tăng lên 3,4 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu nhất ở Anh Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2020, tài sản của ông giảm xuống chỉ còn 6,5 tỷ USD.
Hiện nay, Dyson là một trong những công ty lớn nhất tại Anh Quốc, nổi tiếng với các sản phẩm thiết bị gia dụng đa dạng như máy hút bụi cầm tay, quạt không cánh, máy sấy tóc siêu âm, và nhiều sản phẩm khác.
H.C (t/h)