![]() |
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không? |
Trào ngược axit dạ dày (GERD) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát, khó chịu, ợ hơi, buồn nôn và đau tức ngực. Với người mắc chứng này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng.
Dứa là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong đó vitamin C là dồi dào nhất. Dứa có vị ngon ngọt, dễ ăn và có thể dùng để giải khát vào những ngày hè nóng nực.
Ngoài ra trong dứa còn chứa chất bromelain - một loại enzym có tác dụng phân giải protein trong cơ thể, nhờ đó có thể giảm mỡ bụng và đốt cháy calo hiệu quả, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân hoặc đang ăn kiêng.
Dứa có tính axit cao. Dứa thường có điểm từ 3 đến 4 trên thang độ pH. Điểm 7 là trung tính và điểm cao hơn là kiềm.
Ngoài ra, đối với dứa, độ axit có thể thay đổi tùy thuộc vào cách bảo quản, nhiệt độ và các yếu tố khác. Ví dụ, độ pH của nước ép dứa có thể dao động từ 2,51 đến 3,91, tùy thuộc vào cách bảo quản trong tủ đông, tủ lạnh hay ở nhiệt độ phòng.
Việc dứa có lợi ích hay có ảnh hưởng đến chứng trào ngược dạ dày có thể tùy thuộc vào mỗi người, vì những người dễ mắc triệu chứng này có thể có các tác nhân kích hoạt khác nhau.
Một số người thấy rằng thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như dứa, làm cho chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm tăng lượng acid trong dạ dày. Tuy nhiên, đối với những người khác, các loại thực phẩm và đồ uống khác lại là vấn đề lớn hơn.
Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa có thể giúp phân hủy thức ăn, đặc biệt là protein. Điều này khiến một số người suy đoán rằng ăn dứa hoặc uống thực phẩm bổ sung bromelain có thể lợi cho các tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn dứa hoặc uống bromelain có thể giúp điều trị trào ngược dạ dày.
Do đó, những người bị trào ngược dạ dày thường được khuyên nên tránh các loại thực phẩm có tính acid cao, chẳng hạn như dứa. Tuy nhiên, vì dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, để xác định xem có nên giữ dứa trong chế độ ăn uống của mình hay không, hãy cân nhắc trước khi loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống bằng cách ghi nhật ký thực phẩm những gì ăn và thời điểm xảy ra trào ngược acid.
Không phải ai bị trào ngược dạ dày cũng phải kiêng tuyệt đối dứa. Việc cơ thể phản ứng như thế nào với từng loại thực phẩm là khác nhau ở mỗi người. Nếu người bệnh có mong muốn ăn dứa, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn với số lượng nhỏ, ăn sau bữa chính và chọn loại dứa chín ngọt thay vì dứa còn xanh hoặc chua gắt. Tuyệt đối không ăn khi bụng đói, vì lúc này dạ dày đang rỗng, dễ bị kích ứng hơn.
Như vậy, việc ăn dứa là an toàn cho cơ thể nếu bổ sung với lượng vừa phải. Ngược lại, khi ăn quá nhiều dứa trong một ngày sẽ dễ gây ra phản ứng ngược gây hại cho cơ thể. Cùng với đó, những người có bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng không nên ăn dứa vì dễ khiến các vết thương ở dạ dày trầm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa: Theo nghiên cứu trên thế giới thì chất bromelain bên trong dứa có thể khiến tử cung bị mềm, kích thích co bóp. Nếu phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh sẽ dễ bị sảy thai. Ngoài ra, ăn nhiều dứa cũng là nguyên nhân gây nên tiêu chảy, khá nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tương tác với thuốc: Việc chú ý đến loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi ăn dứa cũng rất thiết để tránh tương tác với các chất có trong dứa. Ví dụ, chất bromelain trong dứa có thể khiến tác dụng của thuốc chống trầm cảm và chống co giật bị thay đổi. |
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!