Thứ sáu 16/05/2025 17:57
Hotline: 024.355.63.010
Lối sống

Dứa rất tốt cho sức khoẻ nhưng những ai không nên ăn?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích nhưng một số nhóm người cần cân nhắc khi ăn loại trái cây này.
Dứa rất tốt cho sức khoẻ nhưng những ai không nên ăn?
Dứa rất tốt cho sức khoẻ nhưng những ai không nên ăn?

Hàm lượng calo trong dứa thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng.

Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan. Trong đó, vitamin C cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt, tăng trưởng và phát triển, trong khi mangan cung cấp các đặc tính chống ôxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.

Các chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa trong cơ thể, có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng viêm và các bệnh mạn tính khác.

Dứa cũng chứa các vi chất dinh dưỡng khác, như đồng, thiamine và vitamin B6, rất cần thiết cho sự trao đổi chất lành mạnh.

Dứa cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B lành mạnh, bao gồm thiamin, niacin, B6 và folate. Những chất dinh dưỡng rất quan trọng để hình thành các tế bào hồng cầu mới, mang ôxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.

5 nhóm người không nên ăn dứa

5 nhóm người không nên ăn dứa
5 nhóm người không nên ăn dứa.

Người cơ địa dị ứng

Trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa.

Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về cách tính lượng carbs của dứa và đưa loại trái cây này vào khẩu phần ăn uống với một lượng vừa đủ.

Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người đang dùng một số loại thuốc

Người dùng thuốc kháng sinh, chống đông máu, làm loãng máu, chống co giật, benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và chống trầm cảm không nên ăn quá nhiều dứa. Bromelain có thể kháng tiểu cầu lên máu, làm tăng khả năng chảy máu quá mức. Do đó, bạn cần tránh sử dụng bromelain trước và sau phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Bệnh nhân bị viêm răng, lở loét khoang miệng

Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra quá trình hóa học trong miệng khi ăn, làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng. Dấu hiệu sau khi ăn dứa thông thường là đau răng và ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Ngoài ra, chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Khi ăn dứa, mọi người cần cắt gọt hết các mắt, vì bộ phận này chứa một số nấm như candida, nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc.

* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tin bài khác
Tiểu đường loại 2: Đừng để bệnh tiến triển trong im lặng

Tiểu đường loại 2: Đừng để bệnh tiến triển trong im lặng

Tiểu đường loại 2 không chỉ là bệnh của người lớn tuổi. Ngày nay, căn bệnh này đang âm thầm len lỏi vào cuộc sống của cả những người trẻ tuổi, khiến nhiều người bất ngờ khi phát hiện biến chứng mà không biết mình đã mắc bệnh từ bao giờ. Chủ động nhận biết sớm và thay đổi lối sống từ hôm nay chính là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
6 tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp

6 tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp

Đậu bắp là loại rau quen thuộc với nhiều người, nó không chỉ là một loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, toàn cây đậu bắp đều có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh.
Lợi ích tuyệt vời từ củ đậu cho sức khoẻ và những lưu ý khi ăn

Lợi ích tuyệt vời từ củ đậu cho sức khoẻ và những lưu ý khi ăn

Không chỉ là món ăn giải nhiệt ngày hè, củ đậu còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân. Tuy nhiên, khi ăn củ đậu cần lưu ý những điều sau đây để không gây hại sức khoẻ.
6 thực phẩm không nên dùng chung với sầu riêng

6 thực phẩm không nên dùng chung với sầu riêng

Sầu riêng là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. tuy nhiên không phải ai cũng biết những thực phẩm “đại kỵ” với sầu riêng.
Uống trà xanh bao nhiêu mỗi ngày và vào thời điểm nào là tốt nhất?

Uống trà xanh bao nhiêu mỗi ngày và vào thời điểm nào là tốt nhất?

Trà xanh (chè xanh) từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa uống của người Việt. Cho dù bạn uống trà xanh vì mục đích gì cũng phải lưu ý tiêu thụ trà xanh ở mức độ vừa phải và thời điểm phù hợp.
Ung thư gan: Những dấu hiệu ban đầu bạn nên biết để phòng ngừa kịp thời

Ung thư gan: Những dấu hiệu ban đầu bạn nên biết để phòng ngừa kịp thời

Ung thư gan là căn bệnh âm thầm nhưng cực kỳ nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và tầm soát định kỳ là chìa khóa giúp điều trị hiệu quả hơn, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như nhiễm viêm gan B, xơ gan hoặc lạm dụng rượu bia.
7 loại nước giải nhiệt mùa hè nên uống mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da

7 loại nước giải nhiệt mùa hè nên uống mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da

Mùa hè nắng nóng dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Dưới đây là 7 loại nước giải nhiệt tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Mùa hè ăn mít có nóng, có bị nổi mụn không?

Mùa hè ăn mít có nóng, có bị nổi mụn không?

Hè đến, mít là loại trái cây thơm ngọt được nhiều người săn đón nhất. Tuy nhiên mít có tính nóng hay mát, ăn mít có nóng không, có bị nổi mụn không vẫn là những câu hỏi nhiều người băn khoăn.
Tổn thương da nghiêm trọng vì dùng chanh tươi trị mụn

Tổn thương da nghiêm trọng vì dùng chanh tươi trị mụn

Nghe theo lời khuyên trên một nhóm Facebook rằng bôi nước chanh tươi sẽ giúp "thổi bay mụn chỉ sau vài ngày", cô gái trẻ ở Hà Nội không ngờ phải đi khám vì tổn thương da nghiêm trọng.
8 thực phẩm giúp giảm khô mắt

8 thực phẩm giúp giảm khô mắt

Khô mắt là tình trạng hay gặp ở những người thường xuyên đọc sách hoặc sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng của việc chăm sóc mắt, phòng ngừa khô mắt. Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung thường xuyên để hỗ trợ giảm khô mắt hiệu quả.
Bí quyết chọn sầu riêng ngon: Cách nhận biết trái chín cây, cơm dày, hạt lép không tẩm hóa chất

Bí quyết chọn sầu riêng ngon: Cách nhận biết trái chín cây, cơm dày, hạt lép không tẩm hóa chất

Tìm hiểu cách chọn sầu riêng ngon qua cuống, gai, hình dáng, âm thanh và mùi hương. Doanhnghiephoinhap.vn sẽ chia sẻ bí quyết chọn trái sầu riêng chín tự nhiên, béo ngậy và không bị sượng.
6 mẹo để giảm muối trong khẩu phần cho người bị tim mạch, cao huyết áp

6 mẹo để giảm muối trong khẩu phần cho người bị tim mạch, cao huyết áp

Ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe, chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.
10 loại thực phẩm giàu biotin giúp ngăn ngừa rụng tóc

10 loại thực phẩm giàu biotin giúp ngăn ngừa rụng tóc

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rụng tóc, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu khoa học. Những thực phẩm giàu biotin giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe dưới đây sẽ giúp tóc bạn mọc nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng gãy rụng.
8 thói quen gây hại xương khớp nên từ bỏ

8 thói quen gây hại xương khớp nên từ bỏ

Bên cạnh các yếu tố như lão hóa, chấn thương hay di truyền,… những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như ngồi lâu, hút thuốc, ít vận động… có thể gây ra những căn bệnh về xương khớp khiến sức khoẻ suy giảm.
5 lưu ý khi ăn cơm nguội để tránh gây hại sức khoẻ

5 lưu ý khi ăn cơm nguội để tránh gây hại sức khoẻ

Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội là chuyện hết sức bình thường và chủ quan trong việc cất trữ cơm sau bữa ăn, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mà nhiều người khó lường trước.