Thứ ba 19/11/2024 07:26
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Ngành sản xuất Trung Quốc chứng kiến dấu hiệu khởi sắc

01/04/2024 15:42
Kết quả này mang lại tín hiệu lạc quan cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn là lực cản với nền kinh tế cũng như niềm tin của người dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục.

Cụ thể, theo số liệu do Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 31/3, PMI khu vực sản xuất trong tháng 3 đạt 50,8 điểm, tăng so với mức 49,1 của tháng 2, cho thấy sự phục hồi trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

Chỉ số PMI trên 50 cho thấy có sự cải thiện so với tháng trước, trong khi dưới 50 phản ánh sụt giảm trong hoạt động.

Trước đó, một cuộc khảo sát do Bloomberg tiến hành cũng dự báo PMI sản xuất sẽ tăng trở lại từ tháng 3 nhưng với mức thấp hơn là 50,1 điểm.

Chỉ số PMI khu vực phi sản xuất cũng đạt 53 điểm, tăng so với 51,4 điểm của tháng 2.

Kết quả này mang lại tín hiệu lạc quan cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn là lực cản với nền kinh tế cũng như niềm tin của người dân.

Zhou Maohua, chuyên gia của Ngân hàng Everbright Trung Quốc, nói chỉ số cho thấy cung và cầu trong nước đã cải thiện, niềm tin của chủ sở hữu nhà và doanh nghiệp đang phục hồi, còn mức độ sẵn sàng tiêu dùng và đầu tư đang tăng lên.

PMI tháng 3 chỉ ra lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc tăng lên mức tích cực, phá vỡ tình trạng sụt giảm kéo dài hơn 11 tháng. Tuy nhiên, việc làm vẫn tiếp tục giảm, dù với tốc độ chậm.

Các chỉ số lạc quan gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dần lấy lại trạng thái tốt hơn, khiến các nhà phân tích bắt đầu nâng dự báo tăng trưởng năm nay đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đơn cử, tập đoàn dịch vụ tài chính Citi tuần này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Trung Quốc lên 5,0%, từ mức 4,6%, với lý do "dữ liệu tích cực gần đây và việc đưa ra chính sách".

Theo phản ánh của Reuters, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp chống dịch Covid-19 vào cuối năm 2022, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản của nước này ngày càng lún sâu, nợ chính quyền địa phương gia tăng và nhu cầu toàn cầu suy yếu.

"Dữ liệu tháng 3 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã sẵn sàng cho một kết thúc mạnh mẽ trong quý I", công ty tư vấn China Beige Book nhận xét. "Việc tuyển dụng đã ghi nhận khoảng thời gian cải thiện dài nhất kể từ cuối năm 2020. Sản xuất cũng như bán lẻ đều tăng trưởng".

Tuy nhiên, sự sụt giảm liên tục trong lĩnh vực bất động sản có thể hạn chế đà tăng của thị trường, sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy doanh số bán nhà ở Trung Quốc sụt giảm kéo dài trong tháng 3.

Báo cáo thu nhập doanh nghiệp mới nhất cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn. Sự hoài nghi về phạm vi và độ sâu của quá trình phục hồi thu nhập lại nổi lên sau kết quả đáng thất vọng từ các công ty đầu ngành bao gồm BYD và Wuxi Biologics Cayman.

Trước đó, ngày 5/3, Thủ tướng Lý Cường đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là 5%. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn để đạt được mục tiêu.

Thực tế, chính phủ Trung Quốc vào đầu tháng này đã thông qua một kế hoạch nhằm thúc đẩy nâng cấp thiết bị trên quy mô lớn và bán hàng tiêu dùng. Kế hoạch này được kỳ vọng có thể tạo ra nhu cầu thị trường trị giá hơn 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 691,63 tỷ USD) mỗi năm.

Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể bắt đầu rơi vào tình trạng đình trệ kiểu Nhật Bản vào cuối thập niên này, nếu các nhà hoạch định chính sách không thực hiện các biện pháp định hướng lại nền kinh tế theo hướng tiêu dùng hộ gia đình và phân bổ nguồn lực theo thị trường, đồng thời thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng như trước đây.

Phương Anh (t/h)

Tin bài khác
Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Hàng hóa xuất khẩu sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.
Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thực sự ổn định, biến động theo từng tháng. Dù vậy, dịp cuối năm là thời điểm vàng để các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Thị trường Halal giành sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, và còn nhiều dư địa, nhu cầu với sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng tăng cao.
Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0 vừa được phát hành là một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Giá trị xuất khẩu điều tăng tại tất cả 15 thị trường lớn, với mức tăng mạnh nhất thuộc về Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (tương ứng tăng 58,3%).
Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Tuy nâng lượng gạo nhưng ngành xuất khẩu gạo Thái Lan đang đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ, quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Ireland đang "xem xét kỹ lưỡng" các hoạt động của Temu do nghi ngờ vi phạm các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, với xu hướng bảo hộ thương mại mạnh mẽ, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.
IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (mã IDI) - thành viên chủ lực của Tập đoàn Sao Mai, nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam.
Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Theo danh sách hạn chế quốc gia mới từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/11, hai hạn chế cuối cùng trong ngành sản xuất với nhà đầu tư nước ngoài đã được xóa bỏ.
Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Vàng từ lâu đã là lựa chọn ưa thích của nhà đầu tư châu Á. Giờ đây, sự quan tâm gia tăng đối với các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng từ phương Tây đang giúp kim loại quý này phục hồi sức hút.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã xác nhận rằng, nhôm đùn ép từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này có hành vi bán phá giá hoặc nhận trợ cấp từ chính phủ.
Sau 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023

Sau 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023

So với cùng kỳ, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang châu Á tăng 17,2%, châu Mỹ tăng 24,7%, châu Âu tăng 34,1%, châu Phi tăng 2%, và châu Đại Dương tăng 14,5%.
Nhu cầu vàng thế giới vượt 100 tỷ USD khi các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường

Nhu cầu vàng thế giới vượt 100 tỷ USD khi các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường

Theo báo cáo của WGC, khối lượng giao dịch vàng đã đạt kỷ lục trong quý III, khi thị trường tăng giá mạnh. Mức điều chỉnh nhẹ cho thấy “dấu hiệu rõ ràng của việc mua FOMO”.
Giá dầu có thể tăng sau bầu cử Mỹ do rủi ro ở Trung Đông

Giá dầu có thể tăng sau bầu cử Mỹ do rủi ro ở Trung Đông

Theo nhận định của Standard Chartered, thị trường dầu mỏ “đã quá nhanh chóng bình ổn” trước các rủi ro ở Trung Đông, và xung đột mới giữa Israel và Iran sau bầu cử Mỹ có thể đẩy giá dầu tăng lên.