Thứ bảy 14/06/2025 09:24
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Ngành công nghiệp thẩm mỹ trở thành mục tiêu tiếp theo trong "cơn bão" quy định của Bắc Kinh

06/10/2021 10:42
Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành công nghiệp thẩm mỹ trở thành mục tiêu tiếp theo trong "cơn bão" quy định bên cạnh các đàn áp công nghệ của Bắc Kinh.
Trung Quốc là một trong những thị trường làm đẹp thẩm mỹ lớn nhất thế giới
Trung Quốc là một trong những thị trường làm đẹp thẩm mỹ lớn nhất thế giới. (Ảnh: reuters)

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) đã lấy ý kiến ​​cộng đồng về một hướng dẫn chính sách phân loại quảng cáo làm đẹp vào danh mục quảng cáo y tế. Do đó, các nhà quảng cáo làm đẹp sẽ cần phải có giấy phép đặc biệt, vốn chỉ dành cho các tổ chức y tế trước khi giới thiệu tới công chúng.

Hơn 30% doanh thu của ngành công nghiệp làm đẹp y tế chi trả cho hoạt động tiếp thị và trong bối cảnh "quảng cáo phóng đại" ngày càng gia tăng, ngành nghề này ắt trở thành mục tiêu chính thắt chặt quy định tiếp theo. Hướng dẫn mới là bước mới nhất trong nỗ lực nâng cao quy định của ngành. Hai tháng trước đó, Ủy ban Y tế Quốc gia và bảy cơ quan chính phủ khác đã công bố kế hoạch trấn áp các dịch vụ thẩm mỹ y tế bất hợp pháp. Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia cũng đã ban hành một thông báo cấm các tổ chức tài chính làm việc với các tổ chức thẩm mỹ y tế bất hợp pháp. Luật sư Zhang Yu của Công ty Luật Huawei cho biết: “Việc soạn thảo hướng dẫn mới cho thấy các nhà chức trách quyết tâm điều chỉnh một ngành công nghiệp lớn nhưng đầy sự hỗn loạn".

Trung Quốc là một trong những thị trường làm đẹp lớn nhất thế giới. Mức chi tiêu của người tiêu dùng tại đây đứng đầu toàn cầu về mỹ phẩm và điều trị làm đẹp, vượt qua Mỹ, Brazil, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng giá trị thị trường đã tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 28,7% kể từ năm 2015, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 8,2%, theo một báo cáo được đồng tác giả bởi công ty tư vấn Deloitte và Meituan, nền tảng giao hàng thực phẩm lớn nhất Trung Quốc.

Tuy nhiên, tốc độ mở rộng chóng mặt cũng dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp xuất hiện tràn lan. Ngoài ra, mặc dù tăng trưởng cao, ngành này chịu tỷ suất lợi nhuận thấp, chủ yếu là do chi phí tiếp thị cao. Để chiêu dụ khách hàng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã có những tuyên bố giả mạo hoặc phóng đại, vi phạm pháp luật. Theo một số ước tính, gần một nửa số nhà cung cấp dịch vụ hiện không có giấy phép và nằm ngoài tầm kiểm soát của quy định. Từ đây, các sản phẩm được rao bán tại chợ đen, hàng giả, kém chất lượng.

Khi sự giám sát chặt chẽ về quy định tăng cường, ngành công nghiệp phải trải qua một cuộc cải tổ nhất định. Nhiều cơ sở nhỏ hơn cung cấp dịch vụ làm đẹp y tế có khả năng phải đóng cửa do không đáp ứng đủ yêu cầu. Ngược lại, các chuỗi bệnh viện lớn, ở vị trí đắc địa được hưởng lợi trên thị trường. Không những vậy, cổ phiếu ngành y tế làm đẹp là "con cưng" của thị trường trong nửa đầu năm 2021. Đã có 13 công ty niêm yết đã đạt mức cao nhất trong năm và sáu công ty khác đạt đỉnh vào ngày 1 tháng 6. Vốn đổ vào khi giá cổ phiếu tăng vọt. Aoyuan Beauty Valley, Jinfa Labi và các công ty chăm sóc sức khỏe truyền thống như Huadong Medicine đã thực hiện các thương vụ mua lại có giá trị cao, từ đó đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nữa.

Dữ liệu từ công ty môi giới Citic Securities cho thấy giá trị của thị trường làm đẹp y tế được quản lý chính thức của Trung Quốc sẽ rời vào khoảng 152 tỷ nhân dân tệ. Nhưng tổng giá trị của toàn bộ thị trường có thể lên tới 300 tỷ nhân dân tệ và sẽ tăng lên 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2030 theo một số ước tính. Điều đó cho thấy rằng khoảng một nửa thị trường là "chợ đen". Dữ liệu do công ty tư vấn iResearch tổng hợp chỉ ra Trung Quốc có khoảng 13.000 cơ sở làm đẹp y tế được cấp phép vào năm 2019. Nhưng vẫn còn 80.000 cơ sở, cửa hàng và phòng khám khác cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp y tế không đủ tiêu chuẩn để thực hiện các phương pháp điều trị.

Yêu cầu giấy phép chỉ là bước đầu tiên. Theo một số ước tính, nhu cầu cấp phép cho các bác sĩ hành nghề trong toàn ngành có thể lên tới 100.000. Năm 2019, Trung Quốc có tổng số 38.343 người hành nghề trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, da liễu, nha khoa và thậm chí cả gây mê. Đáng kể hơn, cả nước chỉ có 3.680 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đủ điều kiện vào năm 2018. Sự thiếu hụt đã khuyến khích các nhà kinh doanh bất hợp pháp thuê các bác sĩ không có giấy phép, không được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện các liệu pháp làm đẹp phức tạp. Gần 30% khách hàngnhận thấy rằng bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật của họ không phải là bác sĩ chính thống.

Về lý thuyết, một bác sĩ được cấp phép không thể làm việc tại hơn ba địa điểm làm đẹp y tế, theo quy định năm 2017. Trên thực tế, gần 5.000 người đã vi phạm quy tắc này, theo iResearch. Đó là bởi những yêu cầu cao để trở thành bác sĩ theo học tại các viện thẩm mỹ y tế ở Trung Quốc. Điều kiện bằng cấp được liên hệ trực tiếp với số năm thực hành. Ví dụ, cần ít nhất sáu năm thực hành trước khi bác sĩ được phép phẫu thuật thẩm mỹ, năm năm đối với nha khoa thẩm mỹ và ít nhất ba năm đối với da liễu.

Sự thiếu hụt các bác sĩ có trình độ chuyên môn đã dẫn đến mức lương trong ngành tăng lên đáng kể. Theo Boss Zhipin, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến hàng đầu, cho thấy rằng một bác sĩ da liễu có ít nhất ba năm kinh nghiệp nhận mức lượng từ 20.000 đến 40.000 nhân dân tệ; bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có sáu năm hành nghề trở lên được trả từ 50.000 đến 100.000 nhân dân tệ một tháng. Từ đây hiện tượng bác sĩ có chuyên môn ký thay cho "bác sĩ dởm" xuất hiện. Người đứng đầu một bệnh viện thẩm mỹ y tế tư nhân ở Bắc Kinh, thừa nhận với Caixin rằng ông đã "cho các bác sĩ khác" mượn chữ ký của mình: "Tôi là bác sĩ tham dự có trình độ duy nhất ở đây do tôi không thể tự mình thực hiện tất cả các ca phẫu thuật".

Hướng dẫn cũng đề xuất các cơ sở làm đẹp y tế mua thiết bị và thuốc từ các cơ sở đủ điều kiện. Hiện tại, các cơ sở làm đẹp y tế tư nhân chính thống mua vật liệu và thiết bị từ các đại lý của các nhà cung cấp nước ngoài hoặc từ các công ty trong nước đã đăng ký với Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia. Nhưng nhiều người có xu hướng sử dụng thiết bị kém chất lượng được nhập lậu hoặc đơn giản là hàng giả.

Người mua có thể dễ dàng tìm các sản phẩm phổ biến như axit hyaluronic và Botox từ nước ngoài. Nhưng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản và vận chuyển dẫn đến tình trạng khoảng 2/3 số sản phẩm này trên thị trường là hàng nhập lậu hoặc hàng giả. Điều tương tự xảy ra đối với thiết bị làm đẹp y tế, gần 80% trong số đó được nhập khẩu và sử dụng trong các cơ sở lớn và có quy định. Tuy nhiên, những thiết bị này thường quá đắt đối với các cơ sở vừa và nhỏ. Do đó, iResearch tin rằng hơn 90% thiết bị được sử dụng trong các cơ sở không được kiểm soát có thể là giả.

Các nền tảng tiếp thị mới xuất hiện càng làm phức tạp thêm bối cảnh pháp lý. Vào tháng 4 năm nay, nền tảng video ngắn Kuaishou đã bổ sung các dịch vụ làm đẹp y tế như nha khoa, cấy tóc và nhãn khoa vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Một số tổ chức đã kiếm được hàng trăm triệu nhân dân tệ thông qua phát trực tiếp trên nền tảng này. Tuy nhiên, một người trong ngành cho biết các streamer thường sử dụng các sản phẩm chợ đen trong các buổi phát trực tiếp để đẩy giá xuống và tăng doanh số bán hàng.

Hiện tại, không có quy định chi tiết nào để ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm và thiết bị bất hợp pháp. Dự thảo quy định mới liên quan đến một số cơ quan quản lý bao gồm Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Cục Bưu điện Nhà nước và Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia. Jiang Han, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Pangoal think tank, chia sẻ điều cần thiết là một cơ quan chính phủ bao quát với đủ nhiệm vụ phối hợp giữa các bộ khác nhau để điều chỉnh ngành công nghiệp làm đẹp y tế một cách hiệu quả.

TL (theo Caixin)

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.