Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về những thủ đoạn chiếm đoạt tiền trong tài khoản
- 6
- Pháp luật doanh nghiệp
- 14:45 15/07/2021
DNHN - Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán...
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra 7 thủ đoạn lừa đảo đang rộ lên thời gian gần đây và yêu cầu các tổ chức tín dụng cảnh báo tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua theo dõi tình hình hoạt động thanh toán, Ngân hàng Nhà nướccảnh báo một số hiện tượng liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thời gian gần đây.
Thủ đoạn thứ nhất, các đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho khách hàng với lý do hỗ trợ kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng.
Sau khi đọc tên khách hàng và 6 số đầu tiên của thẻ ghi nợ nội địa, đối tượng yêu cầu khách hàng đọc nốt dãy số còn lại trên thẻ để xác nhận khách hàng đúng là chủ thẻ. Sau đó, chúng thông báo ngân hàng sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng và yêu cầu khách hàng đọc mã 6 số trong tin nhắn (thực chất là mã OTP để thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến).
Nếu khách hàng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng thì có thể gây rủi ro mất tiền trong tài khoản thẻ của khách hàng.
Thủ đoạn thứ 2, đối tượng chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng, sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn (hiển thị tên thương hiệu ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường dẫn Internet (đường link) trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền... nhằm lừa đảo khách hàng cung cấp các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (như tên truy cập, mật khẩu, OTP), sau đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản của khách hàng.
Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn lập trang web mạo danh ngân hàng để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhằm thu thập thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch và tài khoản ngân hàng.
Thủ đoạn thứ 3, các đối tượng gửi thư điện tử (E-mail) giả mạo ngân hàng (thư điện tử có chứa tên ngân hàng và chữ ký thư điện tử của nhân viên ngân hàng) thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền và yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp (file) hoặc đường link có chứa mã độc gửi kèm trong thu điện tử nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản của khách hàng.
Thủ đoạn thứ tư, khách hàng nhận được một khoản tiền chuyển vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng với nội dung cho vay, sau đó đối tượng gọi điện cho khách hàng báo vừa chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng chuyển trả lại tiền (tài khoản nhận tiền lúc này khác với tài khoản đã chuyển nhầm). Sau một thời gian, người chủ tài khoản chuyển nhầm sẽ đòi tiền khách hàng cùng với tiền lãi vay.
Trong một số trường hợp, đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, sau đó gửi đường link yêu cầu khách hàng điền thông tin cá nhân (bao gồm các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử) và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Thủ đoạn thứ 5, đối tượng gửi tin nhắn mạo danh thương hiệu ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn này được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường và hướng dẫn khách hàng xác nhận thông tin, thay đối mật khẩu... thông qua truy cập đường link giả mạo gửi kèm trong tin nhắn, qua đó lừa đảo khách hàng tiết lộ các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, mã OTP) để sử dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Thủ đoạn thứ 6, đối tượng mạo danh công ty tài chính mời khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động (như ứng dụng Auto Cash...) để giải ngân một khoản tiền “ảo” (không có thực) kèm theo việc hiển thị hợp đồng tín dụng với con dấu giả, chữ ký giả của người có thẩm quyền của công ty tài chính nhằm lừa đảo khách hàng chuyển khoản đặt cọc để chiếm đoạt.
Thủ đoạn thứ 7, đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển đổi sim 3G thành sim 4G qua điện thoại, theo đó đối tượng hướng dẫn cách nhắn tin theo cú pháp của nhà mạng để chuyển đổi. Tuy nhiên, thực tế đây là yêu cầu chuyển đối từ sim 3G (do khách hàng sử dụng) lên sim 4G của đối tượng lừa đảo.
Nếu khách hàng làm theo hướng dẫn, đối tượng sẽ chiếm đoạt được quyền sử dụng số điện thoại. Khi có được thông tin cá nhân và số điện thoại di động, đối tượng liên hệ nhà mạng với tư cách là chủ thuê bao di động để yêu cầu thay thể SIM với lý do bị mất thẻ SIM hoặc thẻ bị lỗi. Nhà cung cấp dịch vụ di động hủy SIM hiện có và phát hành SIM mới.
Trường hợp số điện thoại được khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và nhắn thông tin giao dịch, mã OTP thì có thể gây rủi ro mất tiền trên tài khoản của khách hàng.
Trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi nêu trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ động nắm bắt, cập nhật các phương thức, thủ đoạn tội phạm nêu trên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng giao dịch tài chính an toàn; kịp thời cảnh báo rủi ro tới khách hàng trên các kênh thông tin.
Đồng thời, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên để nắm bắt, cập nhật các phương thức, thủ đoạn tội phạm; tích cực nghiên cứu biện pháp phòng, chống các phương thức, thủ đoạn tội phạm có thể xảy ra để định hướng, hỗ trợ các ngân hàng thành viên.
Phương Ngân (Theo enternews.vn)
Bài liên quan
#cảnh báo

Cục Xúc tiến thương mại cảnh báo chương trình khuyến mại trúng thưởng trên levang2021vn.com
Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương Đà Nẵng khẳng định không tiếp nhận và xác nhận đăng ký cho chương trình khuyến mại nào trên levang2021vn.com.

Thương vụ Hà Lan tiếp tục cảnh báo đến các doanh nghiệp tìm đối tác thông qua mạng Internet
Thương vụ tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet, có trường hợp lấy từ mạng Alibaba; hoặc chưa có giao dịch hợp tác với nhau; trước khi tiến hành các cam kết làm ăn với hoặc chuyển tiền trả trước cho các doanh nghiệp dạng này, công ty Việt Nam nên liên hệ với Thương vụ để tham vấn cũng như tìm hiểu về sự tồn tại và tính hợp pháp của đối tác Hà lan cũng như rủi ro có thể xảy ra.

Sản phẩm thực phẩm chức năng APLGO bị Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo thực phẩm chức năng có thương hiệu là APLGO có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, người dân không nên tham gia đầu tư.

Những chiêu trò lừa đảo trợ cấp Covid-19 để chiếm đoạt tiền
Các đối tượng giả mạo email của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đề nghị toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo đường link có sẵn...
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư DHA: Dấu hiệu phát hành trái phiếu không đúng quy định?
Dùng chính cổ phần hình thành trong tương lai làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư DHA đã phát hành lô trái phiếu trị giá 355 tỷ đồng để mua cổ phần một doanh nghiệp khác.
Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thống nhất tiến độ sau ngày 31/7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm và có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ...
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vốn FDI góp phần mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là kênh quan trọng để Việt Nam tiếp thu công nghệ tiên tiến... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI chưa hiện thực hóa được những ý tưởng tốt đẹp mà doanh nghiệp FDI và Chính phủ Việt Nam đã cam kết song hành. Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập thực hiện chuyên đề “Thực tế hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.”
Sẵn sàng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia có đường dẫn tại http://quanlyxangdau.moit.gov.vn. Trong giai đoạn 1, có 2 thương nhân sản xuất, 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và khởi tạo thông tin 329 thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu được tạo tài khoản có thể đăng nhập, tra cứu, cấp nạp dữ liệu tại đây.
Doanh nghiệp cần biết: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư
Doanhnghiephoinhap.vn giới thiệu một số hành vi vi phạm hành chính thường gặp trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; hình thức xử phạt; mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Hải Dương: Đình chỉ mọi hoạt động khai thác đất cát, sỏi lòng sông và bãi sông
Yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khai thác đất, cát, sỏi lòng sông, bãi sông trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của giấy phép và dừng mọi hoạt động khai thác từ ngày 15/6-31/10...
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Cục Quản lý dược ( Bộ Y tế ) mới đây đã có quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml và Dung dịch vệ sinh phụ nữ tinh dầu gừng, do không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong sản phẩm.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm sữa rửa tay sạch khuẩn Dr.Clean hương dâu
Ngày 19/5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Quyết định số 4080/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean hương dâu (số lô: 088U1; ngày sản xuất: 23/10/2021; hạn dùng: 23/10/2024) không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu "chất bảo quản nhóm Isothiazolinon" theo quy định.
Thanh Hóa: Xây dựng nhà xưởng trái phép trên hành lang thoát lũ của đê biển, chính quyền nói... hợp pháp
Công trình trái phép của cơ sở kinh doanh chế biển hải sản Lý Hoà mọc lên từ nhiều năm trước ngay trong hành lang thoát lũ của đê biển Hải Châu (Phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), đe dọa đến an toàn đê và hành lang thoát lũ của tuyến đê nhưng chính quyền phường lại xác nhận đó là công trình hợp pháp, được xây dựng trên đất 5% của phường cho cơ sở kinh doanh thuê.
Xử phạt Tập đoàn FLC, kiểm soát đặc biệt Chứng khoán Kenanga
Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/5/2022 đến ngày 18/9/2022.