Thứ hai 25/11/2024 16:28
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ, lộ bí mật nhà nước

12/10/2020 00:00
Sử dụng MXH là một nội dung thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của mọi người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nhưng quyền tự do đó cần được đặt trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội.

Ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ, lộ bí mật nhà nước

Ảnh minh họa

Chủ quan, khinh suất, lơ là có thể dẫn đến hậu quả khôn lường

Với tính chất siêu kết nối, tốc độ lan tỏa thông tin siêu nhanh, bất cứ thông tin nào xuất hiện trên MXH cũng có thể đến với mọi người có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong thời gian ngắn. Nếu đó là những thông tin tích cực, lành mạnh, nhân văn sẽ góp phần nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong xã hội. Ngược lại, nếu đó là những thông tin tiêu cực, độc hại sẽ như thứ “đại dịch” lây lan, gây ra những tác hại không nhỏ đối với môi trường thông tin, môi trường văn hóa xã hội.

Thời gian qua, trong khi đại đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn có ý thức phòng gian bảo mật, đề cao trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ bí mật nhà nước, thì vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ quan, lơ là, khinh suất, thiếu cảnh giác, làm rò rỉ, lộ, lọt thông tin nội bộ cơ quan, đơn vị và những thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gây bất lợi cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy: Trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước. Bên cạnh những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước phải xử lý nghiêm minh, vẫn còn nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm của cơ quan, đơn vị xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô tư đến mức vô tâm của chính những người sử dụng MXH. Thế nên mới xảy ra tình trạng “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” bởi tốc độ lan truyền “chóng mặt” của thông tin trên MXH.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 không chỉ quy định những vấn đề liên quan đến các chiến lược an ninh chính trị, an ninh quốc gia, cơ yếu, quốc phòng, quân sự, đối ngoại… nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn quy định những nội dung không được phép để rò rỉ, tán phát, như: Thông tin về quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức; đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là vào những thời điểm nhạy cảm, như: Chuẩn bị nhân sự đại hội; thi tuyển công chức, viên chức; tổ chức kỳ thi của ngành giáo dục… đã để lộ, lọt nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề nhạy cảm này trên MXH. Hệ lụy kéo theo là hàng chục cán bộ, công chức, giáo viên… bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự do vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Để xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, ngoài nguyên nhân khách quan do tác động mặt trái của thời đại công nghệ số và MXH không dễ quản lý, kiểm soát một sớm một chiều, còn xuất phát từ ý thức chủ quan của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện công tác phòng gian, bảo mật và quản lý thông tin nội bộ; đồng thời vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác dẫn đến vô ý làm rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước. Cùng với đó, tình trạng lưu trữ tài liệu mật trong máy tính xách tay và trong các thiết bị lưu trữ có kết nối internet còn khá phổ biến cũng làm cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa được thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả.

Tăng cường giáo dục, đề cao trách nhiệm phòng gian, bảo mật

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2019, cả nước có hơn có 64 triệu người Việt sử dụng internet và MXH. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nhiều người dùng MXH nhất thế giới. Trong bối cảnh “thế giới phẳng” hiện nay, việc bảo vệ bí mật nhà nước càng trở nên cấp bách, quan trọng. Vì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn coi việc tiếp cận, nắm bắt được các thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, quốc phòng, quân sự, đối ngoại, kinh tế-xã hội… của đất nước là một trong những cơ hội để thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” và tác động đến quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm suy yếu nội bộ của ta.

Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ bí mật nhà nước cho mọi người dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phải làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc rằng, bảo vệ bí mật nhà nước nói chung, bảo vệ những thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị nói riêng là thiết thực góp phần xây dựng môi trường thông tin an toàn, môi trường văn hóa lành mạnh trên MXH; đồng thời góp phần phòng, chống, ngăn chặn âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường khả năng “miễn dịch” trước các thông tin xấu độc.

Theo luật định, hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Nhưng trên thực tế, không ít người làm việc trong bộ máy công quyền thường nghĩ rằng, chỉ có các tài liệu dán các nhãn “tuyệt mật", "tối mật", "mật” mới thuộc danh mục bí mật nhà nước. Thế nên, nhiều người vẫn tự ý đưa lên MXH những địa điểm, hoạt động, lời nói thuộc diện bí mật nhà nước mà không biết rằng mình đang phạm luật. Chẳng hạn, có người đăng ảnh hoạt động diễn tập quân sự ở một địa điểm chiến lược quan trọng; hay tán phát, chia sẻ, bình luận trên MXH về lời nói của cán bộ lãnh đạo trong cuộc họp, hội nghị nội bộ… Để phòng ngừa tình trạng này, cần quán triệt, phổ biến cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững những nội dung cơ quan của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trong đó tập trung vào các nội dung quan trọng, như: Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước; các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước; danh mục bí mật nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước…

Trong bối cảnh MXH bùng nổ hiện nay, thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và thông tin bí mật nhà nước rất dễ bị rò rỉ vì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là người ta có thể ghi âm, ghi hình, chụp ảnh “lén” trong một cuộc họp, hội nghị, hội thảo có nội dung nhạy cảm rồi đăng tải, tán phát trên internet, MXH. Chỉ một chút sơ suất, lơ là của ban tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có thể tạo cơ hội cho những người thiếu ý thức chính trị vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin nội bộ, bí mật nhà nước rồi gây ra những hệ lụy, hậu quả đáng tiếc. Điều này đặt ra cho các cơ quan, đơn vị phải đề ra những quy định nội bộ để phòng ngừa việc rò rỉ thông tin nhạy cảm từ ngay cơ quan, đơn vị mình.

Bên cạnh đó, cần chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, nhân viên văn thư, bảo mật, cơ yếu và những người làm việc trong các cơ quan tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nội chính, tư pháp, xuất nhập cảnh… Đây là lực lượng cốt yếu trong việc lưu giữ những thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm, thông tin bí mật nhà nước. Nếu đội ngũ này không được kiểm soát, quản lý sâu sát về mọi phương diện, nhất là về các mối quan hệ xã hội, thì có thể làm rò rỉ thông tin gây bất lợi cho việc bảo vệ bí mật nhà nước.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để làm tốt công tác bảo mật đường truyền mạng, bảo mật cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị, tạo dựng các “tường lửa” để phòng, chống hiệu quả tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin nội bộ, thông tin thuộc bí mật nhà nước trên mạng máy tính.

Sử dụng MXH là một nội dung thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của mọi người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nhưng quyền tự do đó cần được đặt trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội để bảo đảm cho người sử dụng MXH vừa được thể hiện nhu cầu kết nối, bày tỏ, chia sẻ chính đáng của mình, vừa góp phần phòng ngừa nguy cơ rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước./.

BẢO NHƯ

Tin bài khác
Cấp bảo hộ

Cấp bảo hộ 'trùng tên': Cục Sở hữu trí tuệ cần rà soát lại quyết định với nhãn hiệu Việt Thắng Lợi

Vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp ngày càng trở thành trọng tâm trong môi trường kinh doanh ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự cần thiết của bảo hộ nhãn hiệu.
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, cả 3 doanh nghiệp này đều phải cải chính công khai thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan đến sản phẩm của mình.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án/31 bị can về tội "Mua bán trái phép chất độc" quy định tại điều 311 BLHS, thu giữ hơn 9.700 kg xyanua... Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký 2 quyết định ban hành liên quan đến đấu giá QSDĐ. Đây cũng là những điều doanh nghiệp cần biết về chính sách mới của Hà Nội.
AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước qua 5 vụ án liên quan đến đấu thầu và hối lộ tại các dự án lớn.
EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh App CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc cảnh báo về chiêu trò lừa đảo liên quan đến đăng kiểm xe cơ giới, yêu cầu người dân cảnh giác và không chuyển tiền theo yêu cầu.
Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sắp được trình lên để thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025) đã đề xuất những hành vi bị nghiêm cấm.
Cảnh báo  giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng mạo danh là đại lý vé cấp 1, dụ dỗ khách hàng bằng các chiêu trò như cung cấp mã đặt chỗ làm tin và yêu cầu thanh toán vé máy bay Tết để giữ chỗ.
Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Quyết định về việc cắt điện, nước phải được gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm trong 1 ngày.
Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Với Thông tư 02 sắp hết hiệu lực vào cuối năm 2024, hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân vẫn đang chờ đợi chính sách mới, nên nợ xấu của các ngân hàng gia tăng.
Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính đã bãi bỏ Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật tăng cường kiểm soát và thu thuế giao dịch TMĐT

TP. Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật tăng cường kiểm soát và thu thuế giao dịch TMĐT

T.P Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng các chương trình quản lý thuế toàn diện, phối hợp với các sở, ngành liên quan để cải thiện hiệu quả quản lý giao dịch TMĐT.
Cảnh báo hiện tượng giả mạo văn bản, thương hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để lừa đảo khách hàng

Cảnh báo hiện tượng giả mạo văn bản, thương hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để lừa đảo khách hàng

Tiếp nhận phản ánh từ khách hàng sử dụng điện về việc xuất hiện văn bản giả mạo thương hiệu, con dấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn một lần nữa khuyến cáo quý khách hàng nâng cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ gian lợi dụng.
Cảnh báo giả mạo tên, tài khoản của doanh nghiệp XKLĐ để chiếm đoạt tiền

Cảnh báo giả mạo tên, tài khoản của doanh nghiệp XKLĐ để chiếm đoạt tiền

Đối tượng mạo danh sử dụng tên doanh nghiệp XKLĐ gần giống với tên của doanh nghiệp được cấp phép; tài khoản nhận tiền là tài khoản trùng với tên lãnh đạo.