Nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi ra sao vào năm 2021
- Cơ hội giao thương
- 07:55 04/01/2021
DNHN - Những cú sốc kinh tế như đại dịch Covid-19 nổ ra năm 2020 xuất hiện không nhiều, tuy nhiên, chúng mang lại những thay đổi sâu đậm và kéo dài. Dưới đây là 10 thay đổi tác động lớn đến nền kinh tế thế giới trong năm qua, theo ghi nhận của Bloomberg
Sự can thiệp của chính phủ
Quyền lực của chính phủ quay trở lại khi khế ước xã hội giữa nhà nước và xã hội đang được viết lại nhanh chóng do tác động của dịch bệnh. Giờ đây, việc giới chức trách theo dõi người dân đi đâu và gặp ai đã trở nên phổ biến khi họ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.Thời kỳ tiền rẻ
Các chính phủ, đặc biệt là ở phương Tây, dùng ngân sách để trả lương cho người lao động ở khu vực tư nhân khi các doanh nghiệp không thể xoay sở tài chính. Ở những nước nơi các khái niệm thị trường tự do ngự trị trong nhiều thập kỷ, giới chức trách phải nhanh chóng triển khai các biện pháp bảo vệ nền kinh tế.
Để có chi phí cho những động thái can thiệp kinh tế này, các chính phủ trên khắp thế giới chấp nhận mức thâm hụt ngân sách lên tới 11.000 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, theo hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Co.
Thời kỳ tiền rẻ
Các ngân hàng trung ương đang cho in thêm nhiều tiền hơn. Lãi suất xuống thấp kỷ lục. Các quan chức ngân hàng trung ương đang đẩy mạnh những biện pháp nới lỏng định lượng, cho phép họ mua lại nhiều hơn khoản nợ công và nợ doanh nghiệp.

Tất cả biện pháp can thiệp trên tạo ra điều kiện tài chính thuận lợi nhất từng được ghi nhận trong lịch sử và mở ra một trào lưu đầu tư đầu cơ, điều khiến nhiều chuyên gia phân tích cảm thấy lo lắng về những rủi ro đạo đức trong tương lai. Nhưng chính sách của các ngân hàng trung ương sẽ rất khó để có thể rút lại, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động đang bị bẻ gãy và các công ty tiếp tục tư tưởng tiết kiệm gần đây của họ.
Và lịch sử đã chứng minh rằng dịch bệnh sẽ đè nén lãi suất ở mức thấp trong một khoảng thời gian dài, theo một bài báo được phát hành trong năm nay. Bài báo đó chỉ ra rằng 25 năm sau khi dịch bệnh bùng nổ, lãi suất thường thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với mức thực tế không có dịch bệnh.
Nợ doanh nghiệp phình to
Các chính phủ tung ra các gói tín dụng trong suốt đại dịch và giới doanh nghiệp nắm lấy cơ hội. Một hệ quả đó chính là sự tăng lên nhanh chóng của nợ công tại nhóm quốc gia phát triển. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tính toán rằng các công ty phi tài chính đã vay nợ lên tới 3.360 tỷ USD chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020.
Với việc doanh thu sụt giảm trong nhiều ngành công nghiệp do các biện pháp phong tỏa hoặc sự cẩn trọng của người tiêu dùng, và các khoản thua lỗ đang xuất hiện ngày càng nhiều trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp, các điều kiện tạo nên nên một “cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán lớn” đã được hội tụ, theo một báo cáo mới đây.
Một vài người còn thấy sự nguy hiểm khi chính phủ trao quá nhiều hỗ trợ cho các công ty, với quá ít sự đánh giá xem công ty nào nên nhận khoản hỗ trợ đó. Họ cho rằng đó chính là công thức để hình thành nên những “công ty xác sống” - tên gọi những công ty không thể tồn tại trong một thị trường tự do và chỉ có thể duy trì hoạt động dưới sự trợ giúp của chính phủ. Điều đó sẽ kéo giảm năng suất của nền kinh tế.
Khoảng cách giàu và nghèo
Các thảo luận về gói kích thích kinh tế khổng lồ giống như là điều xa xỉ chỉ có ở các nước phát triển. Người dân Mỹ vừa nhận thêm 600 đô la trợ cấp sau khi Tổng thống Trump ký thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai. Trong gói cứu trợ lần thứ nhất hồi tháng 3, người dân Mỹ đã nhận được 1.200 đô la.

Các nước nghèo thiếu nguồn lực để bảo vệ việc làm và doanh nghiệp hay đầu tư phát triển vaccine Covod-19 giống như cách là các nước giàu đã làm. Các nước nghèo cũng sẽ thắt chặt chi tiêu ngân sách sớm hơn, nếu không sẽ đối mặt rủi ro khủng hoảng tiền tệ và dòng vốn tháo chạy.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo đại dịch sẽ hình thành một thế hệ người nghèo mới với khoảng 88-115 triệu người rơi vào cảnh sống nghèo cùng cực (thu nhập dưới 1,9 đô la/ngày) trong năm nay. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lưu ý nếu thiếu vắng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đối rủi ro một thập kỷ mất mát.
Các nước chủ nợ trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã tiến hành các biện pháp giãn nợ cho những nước nghèo. Song các tổ chức cứu trợ quốc tế cho rằng hành động của họ còn hạn chế và không huy động được các nhà đầu tư tư nhân tham gia kế hoạch hỗ trợ cho các nước nghèo.
Phục hình chữ K
Mức trả lương trong ngành dịch vụ, nơi người lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vốn đã thấp. Đại dịch Covid-19 ập đến và các lệnh phong tỏa diễn ra sau đó khiến nhiều lao động ngành dịch vụ mất thu nhập do rơi vào cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, các thị trường tài chính, nơi tài sản chủ yếu nằm trong tay người giàu, bật tăng mạnh mẽ, giúp họ giàu thêm.
Sự chênh lệch thu nhập này được gọi là đà hồi phục hình chữ K, tức rẽ theo hai hướng trái ngược nhau, thể hiện rõ ràng ở Mỹ. Đại dịch Covid-19 đang nới rộng khoảnh cách giàu nghèo khắp những điểm đứt gãy của tầng lớp, chủng tộc và giới tính.
Phụ nữ là nhóm lao động bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, một phần là vì họ thường làm việc trong các ngành đang gặp khó khăn do tác động của Covid-19 và phải đảm trách phần lớn trách nhiệm chăm sóc con cái khi nhà trường đóng cửa.
Robot lên ngôi
Dịch bệnh Covid-19 làm dấy lên những lo ngại liên quan tới vấn đề tiếp xúc vật lý trong một số lĩnh vực như bán lẻ, lưu trú và kho bãi, nhất là trong bối cảnh các biện pháp cách ly xã hội được thắt chặt. Một giải pháp cho thực trạng này đó chính là thay thế con người bởi robot.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng lĩnh vực tự động hóa thường có bước phát triển mạnh trong suốt mỗi giai đoạn khủng hoảng. Trong đại dịch lần này, các công ty đẩy mạnh tận dụng máy móc để thực hiện những công việc như đăng ký khách lưu trú, thái salad trong các nhà hàng, hoặc thu phí tại các trạm thu phí. Trong khi đó, việc mua sắm được thực hiện chủ yếu theo hình thức trực tuyến.
Những sáng tạo trên sẽ góp phần làm tăng năng suất của nền kinh tế. Nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng khi tình hình dịch bệnh ổn định trở lại, một số công việc sẽ không còn tồn tại nữa. Và một khi người lao động được làm việc, họ sẽ có thể học hỏi được nhiều các kỹ năng hơn, điều mà một số nhà kinh tế học gọi là “hiện tượng trễ”.
Làm việc từ xa
Làm việc từ xa trở thành điều bình thường mới trong thời kỳ dịch bệnh. Một nghiên cứu phát hiện thấy rằng 2/3 GDP của Mỹ trong tháng 5 được tạo ra bởi lực lượng lao động đang làm việc tại nhà. Nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa đến năm 2021 và một số công ty lên kế hoạch duy trì mô hình làm việc này lâu dài.
Làm việc tại nhà đã được thử nghiệm thành công, cho phép chủ doanh nghiệp và nhân viên có thêm những sự lựa chọn mới. Đó là mối lo ngại đối với nhiều doanh nghiệp phục vụ mô hình làm việc cũ từ các bất động sản thương mại cho đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và đi lại.
Nhưng đó là một phần thưởng lớn cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa. Cổ phiếu của nền tảng hội họp trực tuyến Zoom đã tăng giá hơn sáu lần trong năm nay nhờ lượng người dùng tăng vọt.
Môi trường được chú trọng
Trước đại dịch, các nhà hoạt động vì môi trường thường chỉ quan tâm tới những học thuyết liên “đỉnh dầu” - một ý tưởng cho rằng sự gia tăng số lượng các phương tiện chạy điện có thể sẽ đốt cháy nhu cầu của thế giới về một trong những nhiên liệu gây ô nhiễm nhất.
Nhưng trong năm 2020, một năm phần lớn các tàu bay tạm ngưng hoạt động, và mọi người ở nhà nhiều hơn, các ông lớn trong ngành dầu mỏ như BP đã thực sự cảm thấy sự đe dọa từ thực tế người dân thế giới đang quan tâm đến môi trường nhiều hơn.
Chính quyền bang California, Mỹ, và chính phủ Anh công bố kế hoạch cấm mua bán các dòng xe chạy xăng và dầu vào năm 2035. Và Tổng thống đắc cử Joe Biden đã đưa ra lời hứa rằng Mỹ sẽ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Người dân hạn chế đi du lịch
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch gần như tê liệt trong năm nay. Lượng du khách quốc tế suy giảm 72% trong 10 tháng đầu năm nay, theo dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới. Hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Co. dự báo khoảng 25% chuyến công tác trên toàn cầu có thể biến mất mãi mãi khi các cuộc họp được chuyển lên không gian trực tuyến.

Giờ đây, du khách có thể phải mang theo các giấy tờ xác nhận sức khỏe và phải trải qua các hình thức kiểm tra sức khỏe mới tại điểm nhập cảnh. Công ty China Tech Global (Hồng Kông) đã phát triển một buồng khử khuẩn di động để bán cho các sân bay. Sammy Tsui, Giám đốc điều hành China Tech Global, cho biết buồng khử khuẩn này có thể tiêu diệt mầm bệnh trên cơ thể và áo quần trong vòng 40 giây.
Xu hướng toàn cầu hóa hoàn toàn khác
Khi các nhà máy tại Trung Quốc tạm thời đóng cửa hồi đầu năm 2020, chuỗi cung ứng trên toàn cầu vấp phải một cú sốc lớn. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp cũng như chính phủ các nước phải cân nhắc lại về sự phụ thuộc của họ vào “cái nôi” của nền công nghiệp sản xuất thế giới.
Ví dụ, NA-KD, Thụy Điển, là một cái tên nổi bật trong ngành công nghiệp “thời trang nhanh”, vốn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu thông qua việc nắm bắt các xu hướng mạng xã hội hơn là phụ thuộc vào phương thức bán hàng theo mùa truyền thống. Sau khi việc vận chuyển hàng hóa bị đình trệ trong năm 2020, công ty đã chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ, theo Julia Assarsson, trưởng bộ phận nhập khẩu và hải quan của công ty.
Đó là một ví dụ cho sự thích ứng của quá trình toàn cầu hóa.
TH
Tin liên quan
#năm 2021

Xu hướng của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021
Tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số; dịch vụ hậu cần sẽ dẫn đầu; đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu - nhà bán hàng là 3 xu hướng của thương mại điện tử được dự báo trong năm nay.

AMRO nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021
Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa đưa ra nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021.

Huawei giảm hơn một nửa số lượng điện thoại thông minh vào năm 2021
Theo trang tin Nikkei Asia, Huawei Technologies đã thông báo với các nhà cung cấp của mình rằng đơn đặt hàng linh kiện điện thoại thông minh của họ sẽ giảm hơn 60% trong năm nay, khi mà các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ ra sao trong năm 2021?
Hệ thống ngân hàng đang bước sang năm 2021 với triển vọng tương đối lạc quan nhờ đà phục hồi nền kinh tế sau năm khủng hoảng Covid-19

SSI: Ngành hàng không dự báo có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
SSI nhận định, hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vaccine được phê duyệt và thị trường quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.

Tạo đà để kích cầu du lịch "khởi sắc" trong năm mới
Trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch và địa phương đã triển khai các chương trình kích cầu, tạo đà để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Đức chiếm ngôi vị số 1 của Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu
Trong một năm đầy sóng gió, Đức đã chiếm đoạt ngôi vị số 1 của Hoa Kỳ để trở thành quốc gia có quyền lực mềm hàng đầu thế giới, với thang điểm là 62,2 trên 100.
Cơn sốt Bitcoin có thể tạo ra gần 100.000 triệu phú đô la
CBS trích số liệu từ hãng nghiên cứu BitInfoCharts cho biết thế giới hiện có khoảng 100.000 tài khoản Bitcoin trị giá từ 1 triệu USD trở lên. Trong đó, hơn 8.000 có từ 10 triệu USD Bitcoin trở lên.
Xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn, 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, tương đương 336,18 triệu USD. So với tháng 2/2020 giảm 34,45% về khối lượng và giảm gần 22% về kim ngạch.
Đổi mới sáng tạo góp phần thúc đẩy các quốc gia Đông Á tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, đổi mới sáng tạo là nhân tố quan trọng để tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Á trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Bảo Yên - Lào Cai: Dự án kè Bảo Hà phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ
Dù thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ nhưng Dự án kè bảo vệ cư dân khu vực đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đang được tập trung phương tiện, nhân lực để hoàn thiện các hạng mục dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
Đại dịch khiến các doanh nghiệp lữ hành của Hàn Quốc sụt giảm doanh thu
Đối với 17.664 công ty lữ hành tại Hàn Quốc cho thấy, doanh thu năm 2020 đã giảm tới 83,7% xuống còn 206.000 tỷ won.
Những quốc gia yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin tức
Nếu các nhà lập pháp Úc có thể cân bằng lại mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ mới với những hình thức truyền thông cũ thì có thể sẽ đặt nền móng và tạo tiền lệ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Israel mở cửa lại nền kinh tế sau khi gần 1 nửa dân số tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19
Theo tờ Der Spiegel, kết quả mới nhất trong một loạt dữ liệu tích cực về Israel, quốc gia đã tiêm vaccine COVID-19 theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Gần một nửa dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Ngành nhà hàng Mỹ ứng phó với “bình thường mới” sau COVID 19.
Bài viết dưới đây mô tả ảnh hưởng của COVID 19 đối với ngành nhà hàng nước Mỹ và đưa ra dự đoán viễn cảnh phục hồi trong tương lai.
Nền kinh tế Trung Quốc tỏa sáng với tốc độ phục hồi nhanh chóng hậu Covid-19
Nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, ở mức 2,3%. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong quý cuối cùng, đất nước đã trở lại quỹ đạo như trước Covid-19.