Nguyên nhân do đà bùng phát dịch trở lại của nước này trong tháng Giêng vừa qua buộc Nhật Bản phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Cục Thống kê mới đây cho biết, chi tiêu của các hộ gia đình trong tháng 1 đã giảm 7,3%, đồng thời Chính phủ cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch. Khi ở nhà đồng nghĩa với việc nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng và du lịch giảm mạnh, nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ lớn cũng giảm theo, cùng với đó tầng lớp giàu có cũng muốn ở nhà thay vì ra ngoài làm việc và kiếm thêm thu nhập. Điều này gây ra "cú sốc" lớn đè nặng lên nền kinh tế nước này.
Tình trạng khẩn cấp - lần thứ hai kể từ tháng 4 đến tháng 5 năm ngoái - cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh, vì hầu hết công nhân phải làm việc tại nhà và khó thực hiện công việc tại chỗ.
Junichi Makino, nhà kinh tế tại SMBC Nikko Securities, cho biết bất chấp tình trạng khẩn cấp dự kiến được dỡ bỏ vào ngày 21 tháng 3 tại khu vực Tokyo, nền kinh tế có thể đã "tụt dốc không phanh trong quý 1".
Tiêu dùng tư nhân chiếm hơn một nửa nền kinh tế Nhật Bản. Makino cho biết chi tiêu giảm mạnh trong tháng Giêng là một lời đe dọa rằng virus coronavirus tiếp tục đe dọa nền kinh tế mặc cho Nhật Bản đã cố gắng phục hồi sau đại dịch.
Nhật Bản mới đây cũng đã điều chỉnh giảm mức tăng trưởng kinh tế xuống 2,8% trong quý tháng 10-tháng 12.
Theo Văn phòng Nội các, con số này tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 11,7% đối với tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia.
Các bản sửa đổi đã tính đến dữ liệu được công bố gần đây về đầu tư kinh doanh và hàng tồn kho. Trong quý 4 năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến nhờ xuất khẩu mạnh mẽ sang Hoa Kỳ và Trung Quốc và tiêu dùng tư nhân tăng.
Tính chung cả năm 2020, nền kinh tế giảm 4,8%, không thay đổi nhiều so với ước tính sơ bộ trước đó.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ giảm 3.5% và 1% ở Hàn Quốc.
Hỗ trợ tài chính tích cực của chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã hạn chế bất kỳ thiệt hại kinh tế nào từ đại dịch coronavirus cho đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp mặc dù tăng lên ở mức 2,8% vào năm 2020 so với mức 2,4% vào năm 2019, nhưng nhìn chung tương đối thấp so với các quốc gia khác.
Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)