Giá cà phê cập nhật lúc 06:35:03 ngày 12/12/2024 theo trang giacaphe.com, giá cà phê trên thị trường thế giới hôm nay đồng loạt giảm tại sàn London và New York. Theo đó, giá cà phê Robusta tại hợp đồng giao tháng 1/2025 giảm 107 USD/tấn (tương đương -2,03%), ở mức 5.161 USD/tấn; giá cà phê Arabica tại hợp đồng giao hàng tháng 3/2025 giảm 13.95 cent/lb (tương đương - 4,17%), hiện ở mức 320.20 cent/lb.
Ngược chiều giảm, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong phiên sáng nay ghi nhận duy trì đà tăng từ 500 - 900 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức 124.000 - 124.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 12/12/2024: Tại sàn London và New York, giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm. |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Trong phiên sáng nay 12/12, giá cà phê tại các công ty tiếp tục tăng 500 - 900 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Nông giá cà phê tăng ở mức cao nhất 900 đồng/kg, hiện ở mức 124.900 đồng/kg.
Cùng chiều tăng, báo giá cà phê tại Gia Lai hôm nay tăng 700 đồng/kg, thu mua ở mức 124.700 đồng/kg tại Chư Prông; huyện Pleiku và La Grai ở mức mức 124.600 đồng/kg.
Theo đó, giá cà phê hôm nay tại Cư M'gar (Đắk Lắk) tăng 700 đồng/kg, giao dịch ở mức 124.700 đồng/kg; huyện Ea H'leo và Buôn Hồ (Đắk Lắk) thu mua cùng mức 124.600 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê hôm nay tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng 500 đồng/kg, hiện ở mức 124.000 đồng/kg.
Tuần qua, thị trường cà phê đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ về giá với mức tăng đáng kể, mang lại những lợi ích cho ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân. Giá cà phê biến động được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ,... Mặc dù giá cao mang lại cơ hội giúp người trồng cà phê có thêm động lực để duy trì và phát triển sản xuất, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức về sự ổn định trong dài hạn.
Với việc giá cà phê tăng, các doanh nghiệp cà phê có thể tận dụng cơ hội này để cải thiện chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất và tối ưu hóa quy trình chế biến, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Qua đó, nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên các thị trường quốc tế.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Giá cà phê robusta tại sàn London bất ngờ giảm mạnh vào phiên giao dịch sáng nay 12/12. Cụ thể, hợp đồng giao tháng 3/2025 giảm 131 USD/tấn (tương đương -2,50%), ở mức 5.101 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 5/2025 giảm 135 USD/tấn (tương đương -2,61%), ở mức 5.042 USD/tấn;...
Cập nhật: 12/12/2024 lúc 06:30:01 (delay 10 phút). |
Ở diễn biến cùng chiều giảm, giá cà phê Arabica trên sàn New York quay đầu giảm mạnh tại các kỳ hạn giao hàng trong phiên hôm nay 12/12. Cụ thể, hợp đồng giao hàng tháng 5/2025 giảm 13.75 cent/lb (tương đương - 4,15%), hiện ở mức 317.80 cent/lb; hợp đồng giao hàng tháng 7/2025 giảm 13.35 cent/lb (tương đương - 4,09%), hiện ở mức 313.04 cent/lb;...
Cập nhật: 12/12/2024 lúc 06:30:01 (delay 10 phút). |
Giá cà phê Arabica hiện cao hơn khoảng 40% cà phê Robusta đã tạo ra một cơ hội lớn cho cà phê Robusta. Đối với các nhà rang xay và sản xuất cà phê, giá thấp hơn của Robusta đã trở thành lựa chọn hấp dẫn để tiết giảm chi phí sản xuất mà vẫn duy trì chất lượng sản phẩm. Sử dụng cà phê Robusta thay vì Arabica giúp giảm đáng kể chi phí nguyên liệu, trong bối cảnh chi phí sản xuất và giá nguyên liệu đang có xu hướng gia tăng.
Sự chênh lệch này về giá giữa 2 mặt hàng cà phê cũng thúc đẩy nhu cầu sử dụng cà phê Robusta trong các sản phẩm cà phê hỗn hợp, các nhà sản xuất có thể kết hợp Robusta với Arabica để tạo ra các loại cà phê có giá thành hợp lý nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Robusta mang vị đắng mạnh mẽ, cấu trúc dày và lượng caffeine cao.
Mặc dù, giá cà phê tăng mang lại lợi ích lớn cho nông dân và mở ra cơ hội phát triển cho ngành cà phê Việt Nam, nhưng cũng không thiếu những thách thức đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, rang xay và bán lẻ.
Trong đó, chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là chi phí nguyên liệu khi giá cà phê tăng. Điều này có thể tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu và rang xay. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc duy trì hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh chi phí tăng cao sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi họ không có đủ nguồn lực để đàm phán giá tốt hoặc quản lý hiệu quả chi phí.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, giá cà phê tăng cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng giá sản phẩm đầu ra, khiến người tiêu dùng e ngại hoặc giảm mức tiêu thụ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro về sự thiếu ổn định trong nguồn cung, khi các yếu tố như biến đổi khí hậu hoặc chính sách của các quốc gia xuất khẩu lớn có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê toàn cầu. Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp hiệu quả để quản lý chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, cũng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.