Nền kinh tế Nhật Bản lần đầu suy thoái kể từ cú ngã hồi năm 2009
- Hội nhập
- 10:15 16/02/2021
DNHN - Tính cả năm 2020, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 4,8%, đưa tin nền kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên thu hẹp quy mô kể từ hồi năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Dù suy thoái nhưng sự suy giảm này ít hơn dự báo và kinh tế Nhật đã kết thúc năm 2020 bằng cách phục hồi mạnh mẽ nhờ xuất khẩu tăng và các khoản hỗ trợ lớn từ Chính phủ.
Ngày 15/2, Chính phủ Nhật Bản thông báo GDP quý IV/2020 tăng trưởng 3%. Đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng dương (5,3% trong quý III/2020). Kết quả quý IV tốt hơn hẳn so với dự báo của 24 chuyên gia kinh tế quốc tế theo khảo sát của Bloomberg.
“Động lực lớn nhất của tăng trưởng trong quý IV/2020 là xuất khẩu và tiêu dùng”, New York Times dẫn lời nhà kinh tế Toshihiro Nagahama thuộc Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life nhận định. Nhà kinh tế Izumi Devalier thuộc Bank of America Merrill Lynch mô tả tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020 của Nhật Bản là “phi thường”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo triển vọng tăng trưởng kinh tế ngắn hạn của nước này có thể gặp khó khăn vì các biện pháp hạn chế để chống dịch có thể làm giảm tiêu thụ nội địa cùng với việc biên giới vẫn đóng cửa với khách du lịch chưa đầy sáu tháng trước khi Thế vận hội diễn ra.
Shahana Mukherjee, chuyên gia kinh tế tại Moody's Analytics cho biết, tăng trưởng tốt hơn dự kiến trong quý 4 được thúc đẩy bởi "vị thế thương mại bền vững" của Nhật Bản với xuất khẩu và tiêu dùng tư nhân tăng.
Bà nói: “Làn sóng Covid-19 thứ ba trong nước đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của Nhật Bản trong những tháng cuối năm 2020. Nhưng với việc xuất khẩu tiếp tục phục hồi và vaccine Covid-19 của Pfizer được phê duyệt, những tháng sắp tới sẽ chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ hơn của kinh tế Nhật", bà nói thêm.
Giống như các quốc gia khác, Nhật Bản đã rơi vào suy thoái kinh tế mạnh vào đầu năm 2020 - chịu quý thứ hai tăng trưởng tồi tệ nhất được ghi nhận do các biện pháp ngăn chặn virus đã kìm hãm hoạt động kinh tế.
Triển vọng kinh tế Nhật Bản cũng phụ thuộc vào việc chính phủ sẽ duy trì các biện pháp giãn cách đến bao giờ. Số ca nhiễm Covid-19 đã giảm, do đó các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Tokyo sẽ gỡ bỏ giãn cách tại một số khu vực trước ngày 7/3.
Mới đây, Thủ tướng Yoshihide Suga thông báo chính phủ sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 từ ngày 17/2. Các nhân viên y tế sẽ là đối tượng đầu tiên được tiêm chủng.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#kinh tế Nhật Bản

Một nửa nền kinh tế nằm trong tình trạng phong toả 'nhẹ', Nhật Bản có nguy cơ lún sâu vào suy thoái
Hiện tại, một nửa nền kinh tế Nhật Bản đã nằm trong phạm vi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, khi chính phủ tăng cường các biện pháp đối phó với dịch bệnh. Động thái này khiến mối lo ngại về sản lượng kinh tế sẽ giảm tới 20% trong quý hiện tại trở nên sâu sắc hơn.
Đọc thêm Hội nhập
Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đang đặt cược lớn vào nhiều thương vụ của Nhật Bản
Những vụ mua bán gần đây với các thươnng hiệu đến từ Nhật bản đã cho thấy sự thèm muốn ngày càng tăng của các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đối với các thương vụ của Nhật Bản.
Nhà máy Nissan tại Vương quốc Anh sa thải tạm thời 800 công nhân trong bối cảnh thiếu chip
Nissan Motor đã sa thải tạm thời khoảng 800 công nhân, tương đương 10% số nhân viên tại nhà máy lắp ráp ở Anh, do tình trạng thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến sản xuất.
Ngôi sao đang lên trong mảng thương mại điển tử Pinduoduo khó có thể giữ được vị thế
Sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc - Pinduoduo đang bị đe dọa bởi các biện pháp kiềm chế của chính phủ và các cáo buộc từ nhiều nhà cung cấp.
Các quy định mới của Hoa Kỳ hạn chế công nghệ thông tin của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ yêu cầu sớm nhất là vào tháng 5 rằng các công ty hoạt động ở Mỹ phải được cấp phép mới có quyền sử dụng thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin từ Trung Quốc hoặc các quốc gia bị coi là "đối thủ", một động thái có thể ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp.
Từ thành phố Manila đến Seoul, Citigroup kết thúc kỷ nguyên ngân hàng bán lẻ toàn châu Á
Việc Citigroup quyết định bán phần lớn mảng kinh doanh bán lẻ tại châu Á sau hơn một thế kỷ hoạt động đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên tại một số thị trường.
LG và General Motors dự kiến thành lập nhà máy pin EV tại Mỹ
Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết, LG Energy Solution và General Motors dự kiến ngày hôm nay (16/4) sẽ đưa ra thông báo thành lập nhà máy pin tại Mỹ.
Tokio Marine mua công ty bảo hiểm phúc lợi lao động của Hoa Kỳ với giá gần 200 triệu đô
Thỏa thuận này sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của Tokio Marine tại Hoa Kỳ và nối tiếp một chuỗi các thương vụ mua lại ở nước ngoài nhằm mục đích san sẻ hồ sơ rủi ro của công ty.
Tình trạng thiếu chip đang trở nên tồi tệ như thế nào và tại sao lại khó khắc phục?
Nhu cầu về linh kiện và chip đang tăng cao trong bối cảnh hậu Covid-19 cùng những căng thẳng chính trị đang tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nên trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu phục hồi thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 18,3% trong quý 1
Trong quý đầu tiên của năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 18,3 %. Con số tăng trưởng này tiếp tục là bản lề cho sự phục hồi toàn cầu khỏi đại dich Covid-19 .
Jack Ma nhắm đến mục tiêu kinh doanh mới, tuyên bố không kiếm tiền trong ba năm, toàn bộ thu nhập sẽ hỗ trợ cho người mua hàng?
Nhắc đến doanh nghiệp thương mại điện tử nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma và sự nổi lên của Alibaba cũng như sự lớn mạnh không ngừng của Taobao. Hiện Jack Ma đã nhắm đến một mục tiêu mới, thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố sẽ không kiếm tiền trong ba năm và tất cả thu nhập sẽ được hỗ trợ bổ sung cho người tiêu dùng.