Nền kinh tế “lười”

12:08 09/08/2021

Làm việc chăm chỉ là chìa khóa để tăng năng suất, nhưng sự “lười biếng” có thể là động lực cho tiến bộ xã hội. Đối với giới trẻ hiện đại, “lười biếng” không phải là lối sống “không làm mà muốn có ăn” mà là nhu cầu dựa trên tiến bộ kinh tế, công nghệ và phân công lao động xã hội.

Hàng loạt các sản phẩm cộp mác dành cho “người lười” lọt vào top tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử như Taobao: ghế lười, máy lấy kem đánh răng tự động,... Nếu nhìn nhận theo một cách khác, sự bận rộn của con người hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những người lười biếng. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, số giờ làm việc trung bình của nhân viên trong các công ty Trung Quốc vượt quá 46 giờ, cao hơn nhiều so với giờ làm việc toàn cầu. Với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng GDP bình quân đầu người, thu nhập cá nhân khả dụng đã mang lại cho giới trẻ quyền lười biếng, tức là quyền được tự do tiêu dùng và lựa chọn.

Tiết kiệm thời gian nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa nhờ những “trợ thủ” máy móc đắc lực là lựa chọn của nhiều người trẻ. Từ máy rửa bát đến robot lau nhà, “người lười” muốn có mọi thứ. Vậy nền kinh tế “lười” sẽ mang lại khởi sắc cho những ngành nào? Nền kinh tế này sẽ đi về đâu trong tương lai?

500 triệu người “lười biếng” gọi đồ ăn mang đi 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

“Takeaway” (mang đi) là sự lựa chọn pha trộn giữa nền kinh tế “lười” và nền kinh tế gia đình. Nấu ăn từng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của một gia đình. Tuy nhiên dữ liệu cho thấy có 500 triệu người đang sử dụng phần mềm đặt đồ ăn và dịch vụ trực tuyến chiếm 20% trong ngành ăn uống. Thống kê mới nhất tính đến cuối năm 2020 chỉ ra, đơn đặt hàng mang đi của cả nước đạt 17,12 tỷ, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khảo sát cho thấy, lượng tiêu thụ mang đi tập trung ở nhóm tuổi 18-25 và 26-30, lần lượt chiếm 36,1% và 22,5%. Với tư cách là lực lượng lao động xã hội chính, là những người tiêu dùng lớn nhất, hơn một nửa số người dùng mua mang đi là những người sinh sau những năm 90.

Nền kinh tế “lười biếng” đã thúc đẩy sự phát triển của giao hàng ăn và hầu hết người dùng đặt hàng thông qua nền tảng như Meituan và Eleme. Hai gã khổng lồ này chiếm gần 98% thị phần. Sự phát triển nhanh chóng của ngành giao đồ ăn đã cho phép những người “lười biếng” ăn uống vui vẻ tại nhà, thúc đẩy sự phát triển trực tuyến của ngành nói riêng và lưu thông nội bộ của nền kinh tế nói chung.

Trong thị trường giao đồ ăn từ trung cấp đến cao cấp, người tiêu dùng chủ yếu là nhân viên văn phòng bận rộn và giám đốc điều hành doanh nghiệp, trong đó lao động bình thường chiếm 48,1%. Tỷ lệ thâm nhập của người tiêu dùng giao đồ ăn và thức uống tại các thành phố cấp một, cấp hai và cấp ba trên cả nước đã đạt 96,31%. Ngày nay, 500 triệu người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn không thể tách rời với sự phát triển của nền kinh tế “lười biếng”.

Mua sắm trực tuyến 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Mặc dù kinh tế giao hàng ăn uống phát triển, nhưng tự tay mua thức ăn và nấu ăn vẫn là một trong những lựa chọn thường thấy của người dân. Tuy nhiên, so với thị trường rau quả trước đây, mua sắm hàng tạp hóa trong siêu thị và Taobao express đã trở thành luồng gió mới.

Cũng cần phải nhấn mạnh, những người trẻ không thích nấu ăn có sự khác biệt đáng kể so với thế hệ trước về mức độ tiêu thụ thực phẩm. Đặc biệt là những người trẻ sống ở các thành phố cấp một có nhịp độ nhanh thường sử dụng các kênh bán lẻ mới như mua sắm tạp hóa trực tuyến để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Trên đường đua mua sắm thực phẩm tươi sống, có thể kể tên một số các “ông lớn” đang chạy đua như Meituan, Suning hay Ding Dong.

Lấy ví dụ về việc mua sắm tạp hóa của Ding Dong Theo một báo cáo nghiên cứu của Haitong Securities, hoạt động mua sắm tạp hóa của Ding Dong dưới hình thức một ứng dụng trực tuyến có thể được giao hàng trong vòng 29 phút. Người dùng có đến 200 loại rau, khoảng 40 sản phẩm từ đậu nành, 100 loại trái cây, gần 220 loại thịt,... để lựa chọn. Theo các cuộc khảo sát dữ liệu, hầu hết những người mua sắm của Ding Dong đều ở độ tuổi 25-45, tức là giới văn phòng thành thị, chứ không phải là thế hệ các bậc phụ lão.

Thực phẩm tiện lợi đa dạng và ngon hơn

Trước đây, nói đến thực phẩm tiện lợi, mì gói và bánh quy là những lựa chọn xuất hiện đầu tiên. Những loại này đều bị đánh giá khí cân đối dinh dưỡng, thậm chí nhiều người cao tuổi cho rằng đây là thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế xã hội, tiêu dùng theo hướng gia đình đã được chuyển thành tiêu dùng cá nhân, số lượng người độc thân ở các thành phố tăng lên khiến cho thức ăn dành cho một người ngày càng phổ biến.

Bên cạnh những món ăn mang đi, giới trẻ cũng có nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiện lợi. So với gọi đồ ăn, thực phẩm tiện lợi rẻ hơn và nhanh hơn, điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành thực phẩm đóng gói. Hiện nay trên thị trường Trung Quốc xuất hiện đa dạng các sản phẩm bún, mì gói mô phỏng đặc sản của từng địa phương. Lấy ví dụ bún ốc Liễu Châu vốn là đặc sản được giới trẻ nước này yêu thích đã du nhập vào Việt Nam trên sàn Shopee những tháng gần đây.

Các loại thực phẩm tiện lợi trên đều đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trẻ, với sản phẩm đa dạng, hương vị thơm ngon. Không còn chỉ là một đại diện của thực phẩm ăn liền, không có dinh dưỡng, công nghệ phát triển đồng nghĩa với sự tiện lợi ngày càng được mở rộng. Thực phẩm tiện lợi đáp ứng khái niệm hàng hóa "3R" (nghĩa là sẵn sàng nấu, sẵn sàng làm nóng, sẵn sàng ăn).

Hơn nữa, thị hiếu và nội dung ngày càng trở nên phong phú hơn về hình thức, nhiều thực phẩm và món ăn được biến đổi trở nên tiện lợi và thiết thực hơn, do đó hiện thực hóa khái niệm bán lẻ ăn uống.

Nội thất, gia dụng thông minh 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Hãy tưởng tượng mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy, rèm cửa thông minh mở tự động, máy phát nhạc mang thương hiệu Tmall tự phát những bài hát bạn yêu thích, nhâm nhi cà phê pha bằng chiếc máy mới tậu, vừa nghe tin tức vừa sắp xếp công việc ngày mới bên chiếc smart tivi của Xiaomi. Sau bữa sáng, máy rửa bát và robot hút bụi sẽ thay bạn dọn dẹp, đeo lên chiếc vòng tay thông minh, bạn còn có thể kiểm soát mức độ ăn uống, tập thể dục điều độ. Thay vì chìa khóa sắt cũ kĩ, công nghệ mới bây giờ chỉ cần nhập mật khẩu hoặc ấn vân tay, cuộc sống gia đình thông minh quả là đáng mơ ước.

Xét cho cùng, đối với những người trẻ, ở nhà là thời gian để nghỉ ngơi và giải trí, không phải họ lười biếng theo cách nghĩ truyền thống mà bản thân họ muốn lựa chọn phong cách sống và tiết kiệm thời gian cho bản thân với các sản phẩm thông minh. Nền kinh tế gia đình ra đời trong thời kỳ đại dịch, cùng với nền kinh tế “lười biếng” đã đem lại sự trỗi dậy của đồ dùng gia dụng, nội thất số hóa.

Doanh số máy rửa bát năm 2020 đã vượt 20 tỷ chiếc, nồi nấu đa chức năng tăng 125%. Mặc dù tự tay nấu nướng là một trải nghiệm thú vị nhưng quá nhiều món ăn, đồ dùng cồng kềnh khiến giới “lười biếng” e dè khoản bếp núc. Nhu cầu về các thiết bị nhà bếp thông minh sau những năm 90 tiếp tục tăng và giới trẻ hy vọng rằng sản phẩm có thể thực hiện đầy đủ toàn bộ quy trình từ làm sạch thực phẩm đến nấu nướng đến khâu hoàn thiện cuối cùng.

Ngoài ra, lấy robot hút bụ làm ví dụ. Cobos là một công ty sản xuất robot nổi tiếng có nhiều loại robot phục vụ nhu cầu lớn nhỏ khác nhau. Cobos Robotics Co., Ltd. đạt lợi nhuận ròng từ 590 triệu nhân dân tệ đến 630 triệu nhân dân tệ vào năm 2020.

Điều gì thúc đẩy nền kinh tế lười biếng ?

Sự phát triển của nền kinh tế “lười” song hành với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển hoá vật chất từ ​​khan hiếm sang thặng dư. Mọi tiến bộ công nghệ của nhân loại là để tự do hơn, hiệu quả hơn và có nhiều thời gian hơn để thư giãn.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra ở Anh vào thế kỷ 18 đã mở ra kỷ nguyên mà máy móc thay thế công cụ đơn sơ. Về công nghệ sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp này đã thay thế các xưởng thủ công bằng hệ thống nhà máy, thay lao động thủ công bằng máy móc. Trong 30 năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thế giới bước vào “Thời kỳ điện” chuyển giao từ “Thời đại hơi nước” trước đó. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bắt đầu từ những năm 1940 và 1950, nhân loại bắt đầu có những bước đột phá lớn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, máy tính, vi điện tử, công nghệ hàng không vũ trụ, sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền, đánh dấu một cuộc cách mạng công nghệ mới.

Từ khóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng là thời đại của chúng ta, trí thông minh đã trở thành một xu thế lớn. Đồng thời sự “lười biếng” cũng là một biểu hiện của tiêu dùng theo kinh nghiệm. Người tiêu dùng muốn có trải nghiệm tốt hơn, không muốn mệt mỏi do gắng sức và sử dụng thời gian tiết kiệm để giải trí và giao lưu.

Nền kinh tế “lười” cũng là kết quả của quá trình phân công lao động toàn cầu hóa. Khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sự phân công lao động xã hội ngày càng rõ ràng hơn. Đó cũng là một cách rất hợp lý để tối đa hóa hiệu quả và giá trị thời gian của lĩnh vực của chính mình.

Do đó, nền kinh tế “lười” không phải là sự thoái trào do lười biếng gây ra, mà là biểu hiện của tiến bộ xã hội và phát triển năng suất, là bước nhảy vọt từ mô hình tư duy sang mô hình kinh doanh.

Nền kinh tế "lười" sẽ đi về đâu trong tương lai? 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Đầu tiên, xét về xu hướng kỹ thuật. Thiết hệ thiết bị mới từ điện toán đám mây đến mạng 5G, trí tuệ nhân tạo sẽ nâng cao trí thông minh của các sản phẩm. Có thể trong tương lai sẽ có những công cụ thông minh hơn robot hút bụi.

Về xu hướng, bán lẻ truyền thống sẽ chuyển đổi sang kỹ thuật số. Không chỉ đồ ăn mang đi và thực phẩm tươi sống, mà dịch vụ giao hàng của các cửa hàng truyền thống như siêu thị, chợ rau quả, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tráng miệng cũng sẽ được cải thiện. Dưới góc độ của người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho thời gian, dịch vụ và sự tiện lợi. Sự tiện lợi của các dịch vụ gia đình và dịch vụ dọn phòng sẽ tăng lên, nâng cao nhận thức của người dùng về các dịch vụ trả tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn ngành. 

Kế tiếp, sẽ có ngày càng nhiều các công ty tham gia đường đua này. Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng là do sự thay đổi của các nhóm tiêu dùng chính. Sự trỗi dậy của Thế hệ Z được hưởng nền kinh tế đủ đầy chắc chắn sẽ thúc đẩy nền kinh tế “lười”. Dưới làn sóng kinh tế mới, những kẻ “lười” được xã hội tái định nghĩa. Đó chính là lý do để "đi tắt đón đầu" mà nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới sẽ ra đời, từ thực phẩm tiện lợi đến đồ dùng “lười biếng”.

Trong phân tích cuối cùng, sự “lười biếng” của người tiêu dùng hay của giới trẻ không phải là l nhàn rỗi mà là tiết kiệm thời gian, dành thời gian và sức lực cho những nơi đáng giá hơn, và làm những việc có giá trị nhất. “Lười biếng” không phải là một từ ngữ mô tả chỉ trích mà là một nhãn hiệu của thời đại mới, môi trường thị trường đang thúc đẩy sự chuyển đổi của mô hình kinh doanh tổng thể.

TL