Trên khắp châu Âu, chính phủ đã áp đặt các lệnh khóa từ tháng 11 đến đầu tháng 12 với hy vọng họ có thể mở cửa nền kinh tế của mình vào ngày lễ sắp tới.
Nhưng trong khi các con số cho thấy các lĩnh vực bán lẻ và khách sạn có xu hướng tăng trưởng từ Giáng sinh, các chuyên gia kinh tế vẫn chưa biết được rằng liệu có khiến nền kinh tế tăng tưởng được lên hay không?
Năm nay, câu hỏi này càng trở nên cấp bách hơn vì nguy cơ mở cửa trở lại sớm có thể gây ra làn sóng nhiễm coronavirus thứ ba với những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Nhu cầu mua sắm
Theo một cuộc khảo sát của Deloitte vào năm ngoái cho thấy, 5 nơi có chi tiêu nhiều nhất vào Giáng sinh ở châu Âu là Anh (639 euro/ người), Tây Ban Nha (554), Ý (549), Đức (488). và Bồ Đào Nha (387). Những chi tiêu đó mang lại một cú hích đáng kể cho lĩnh vực bán lẻ.
Một nhân viên bán hàng làm việc trong một cửa hàng Giáng sinh, khi sự lây lan của virus corona vẫn tiếp tục diễn ra ở Rome, Ý ngày 10 tháng 11 năm 2020. REUTERS
Ngay cả khi chi tiêu giảm trong tháng Giêng khi người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng, các nhà kinh tế cho rằng tác động ròng luôn luôn có dấu hiệu tích cực.
Các chuyên gia cho rằng việc áp dụng ngày mua sắm “Black Friday” trên toàn châu Âu vào cuối tháng 11 đã làm cho hoạt động bán lẻ dịp Giáng sinh ít quan trọng hơn. Và sự phát triển trong mua sắm trực tuyến khiến cho một số cửa hàng không cần thiết phải mở cửa bán.
Hiệp hội bán lẻ Đức HDE nhận thấy doanh số bán hàng trong tháng 11 và tháng 12 năm nay sẽ tăng 1,2% so với năm 2019, nhờ doanh số bán hàng trực tuyến với những mặt hàng như thực phẩm, đồ nội thất. Trong khi đó, các nhà bán lẻ truyền thống về quần áo, nước hoa và đồ chơi sẽ bị ảnh hưởng đáng kể,
Tuy nhiên, HDE cũng cho rằng, ngay cả khi người tiêu dùng không mua sắm trước Giáng sinh, điều đó không có nghĩa là nền kinh tế luôn đi xuống.
Một người đàn ông trong cửa hàng trang trí Giáng sinh ở Cairo, Ai Cập ngày 31 tháng 12 năm 2018. REUTERS
Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management, nhận xét trong blog hàng tuần của mình rằng: “Các mô hình tiêu dùng cũng thay đổi – thay vì chi tiêu cho bữa tiệc Giáng sinh, giờ đây đã chuyển thành sắm sửa đồ nội thất mới.
Ảnh hưởng hiện hữu đến nền kinh tế
Nhiều ý kiến cho rằng, dịp lễ Giang sinh cũng có những tác động hiện hữu và thực tế lên nền kinh tế. Trong đó là năng suất làm việc có thể giảm xuống do việc mua quà, tiệc tùng và sự nhộn nhịp chung của lễ Giáng sinh khiến người lao động mất tập trung.
Những ngọn nến Giáng sinh hình ông già Noel đeo khẩu trang được trưng bày tại cửa hàng của thợ làm nến Alexis Gerakis, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra ở Thessaloniki, Hy Lạp ngày 16.11.2020, Ảnh Reuters.
Trong một cuộc khảo sát năm 2016, tập đoàn cơ sở vật chất và dịch vụ Sodexho cho rằng, có khoảng 25% công nhân cho biết động lực làm việc của họ giảm đi khiến năng suất công việc trở nên thấp hơn. Họ cũng thừa nhận đang cố gắng tránh nhận những công việc mới.
Mặc dù một số điều đó có thể giảm căng thẳng liên quan đến các mục tiêu cuối năm của người lao động, Hiệp hội khen thưởng và phúc lợi cho người lao động của Vương quốc Anh (REBA) thừa nhận tác động của ngày lễ Giáng sinh gây ra sự mất tập trung cho người lao động
Gây tranh cãi hơn, một số nhà kinh tế đã nói, chính hành động mua quà dịp lễ có thể gây hại cho nền kinh tế.
Lập luận này dựa trên việc cho rằng việc trao đổi quà tặng được cho là thuế quan thương mại làm sai lệch thị trường.
Trong bài báo năm 1993 “Sự mất mát chết người của Giáng sinh”, giáo sư Joel Waldfogel của Yale kết luận rằng khi mọi người trả quá nhiều tiền cho những món quà - đặc biệt là những món quà không mong muốn - tương đương với việc phá hủy giá trị kinh tế của những sản phẩm đó.
Trong cuốn sách tiếp theo của Waldfogel là “Scroogenomics” cũng đang được tranh luận sôi nổi, không ít những tranh cãi rằng Giáng sinh có những tác động không mong muốn đối với nền kinh tế.
Các yếu tố như vậy, được các nhà kinh tế gọi là ngoại tác, bao gồm những chi phí mua bán cho ngày lễ hoặc các chi phí cho những dịch vụ y tế để giải quyết tai nạn do lái xe khi say rượu.
Việc tìm ra tác động tổng thể của Giáng sinh lên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo tiêu chuẩn của hoạt động kinh tế là điều không thể. Nhưng dữ liệu cho thấy ý nghĩa của nó được ước tính trong nhiều quý.
Ở Anh, một quốc gia chi tiêu lớn trong dịp Giáng sinh, đưa ra số liệu GDP hàng tháng, năm ngoái đã chứng kiến sản lượng giảm 0,3% trong tháng 11, tăng 0,3% trong tháng 12 và quay trở về 0% vào tháng 1 năm nay: nói cách khác, nền kinh tế đã trở nên đóng băng .
Dữ liệu về các ca nhiễm coronavirus mới trong những ngày tới sẽ bắt đầu cho thấy liệu châu Âu có thể thực sự mở cửa trở lại an toàn cho Giáng sinh này hay không?
Bảo Trinh (Theo Reuters)