Nam Bộ: Tìm hướng đi mới cho du lịch làng nghề truyền thống

23:09 05/09/2022

Những năm qua những làng nghề truyền thống đã đem lại nhiều điều mới mẻ thu hút giới trẻ bởi lẽ nơi đây giúp giới trẻ tránh xa những trò game Online hay những trò chơi vô bổ đến nơi đây mọi người sẽ thoả sức khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm … từ đó ngày càng thu hút giới trẻ nhiều hơn.

Có thể khẳng định rất nhiều làng nghề ở Nam Bộ được các chuyên gia đánh giá có nhiều lợi thế, tiềm năng để xây dựng sản phẩm, phục vụ hoạt động du lịch. Hiện nay nhờ chính sách phát triển kinh tế địa phương đã giúp các làng nghề truyền thống ngày càng phục hồi, phát triển, đổi mới sản phẩm, du lịch làng nghề rất cần được các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cùng chung tay đổi mới theo hướng gia tăng trải nghiệm, chú ý nhiều hơn đến những khám phá bản sắc văn hóa kết tinh trong sản phẩm. 

Ảnh minh họa
Một người thợ lành nghề ở Làng nghề đóng xuồng, ghe tại Đồng Tháp.

ở Nam Bộ sở hữu hệ thống làng nghề phong phú, khá nhiều làng nghề đã được đưa vào khai thác, phục vụ du lịch cùng với hoạt động sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo tiến sỹ Đoàn Ngọc Xuân - Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương nhận định mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của chính quyền ở các địa phương, nhưng nhiều năm qua, chỉ có một số làng nghề được khai thác, đưa vào các chương trình du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành.

Du lịch làng nghề không chỉ đơn thuần là đến xem các nghệ nhân làng nghề làm ra sản phẩm, hay đến mua sắm, tham quan mà khách du lịch còn mong muốn được tìm hiểu những giá trị nhân văn trong đó, những giá trị phi vật thể tồn tại qua thời gian ở làng nghề. Bày tỏ sự tiếc nuối khi tại một số làng nghề có rất nhiều tiềm năng để thu hút du khách đến ở lại trải nghiệm nhiều hơn, một hướng dẫn viên du lịch đã chia sẻ: có làng nghề rất độc đáo song lại chưa thể trở thành điểm đến độc lập đối với hoạt động du lịch. 

Ảnh minh họa
Các hộ sản xuất cá khô ở làng nghề truyền thống tại tỉnh Bến Tre.

Điều du khách mong muốn là được tìm hiểu các nguyên liệu làm ra sản phẩm, giá trị thể hiện ở cách quy trình sản xuất, giá trị, công dụng sản phẩm do chính người thợ làng nghề chia sẻ, kể những câu chuyện, lịch sử liên quan đến nghề truyền thống mà du khách khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Bản thân nghề sản xuất truyền thống làng nghề rất hấp dẫn, làng lại có những người thợ hiếu khách, nhiệt tình đón tiếp, sẵn sàng kể những câu chuyện làng nghề cho du khách, song khó khăn, thách thức lại đến từ hạ tầng giao thông.

Theo bà Tạ Thị Tú Uyên, Ban Sản phẩm và dịch vụ, Công ty Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam chia sẻ: Để thu hút du khách trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm du lịch cần có sự hoàn thiện, thay đổi. Các đơn vị cần lựa chọn sản phẩm theo hướng gia tăng trải nghiệm, xây dựng sản phẩm theo chiều sâu văn hóa, phát huy thế mạnh độc đáo của tài nguyên du lịch, đồng thời tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các không gian và sản phẩm trong suốt hành trình để tạo nên cảm xúc, ấn tượng cho du khách sau mỗi chuyến đi.

Vũ Tiến