Năm 2021, kinh tế Trung Quốc tăng 8,1%
- 6
- Muôn nẻo thương trường
- 19:28 18/01/2022
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa cho biết, tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 8,1% nhờ sản xuất công nghiệp tăng đều đặn trong những tháng cuối năm bù đắp sự sụt giảm doanh số bán lẻ.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), Trung Quốc tăng trưởng 8,1% năm 2021, cao hơn dự báo 8% của các nhà phân tích. Bên cạnh đó, GDP quý IV tăng 4% so với cùng kỳ 2020, nhanh hơn mức dự báo là 3,6%.
Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu mạnh mẽ năm 2021 nhờ các hoạt động phục hồi sau đợt suy giảm do đại dịch năm 2020. Tuy nhiên, một số thách thức mới cũng nổi lên như bất động sản suy thoái, và các biện pháp hạn chế chống dịch mới khi biến chủng Omicron xuất hiện.

Sản xuất công nghiệp của nước này tăng 4,3% trong tháng 12 so với cùng kỳ 2020, vượt dự báo 3,6% của Reuters. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tăng thấp hơn kỳ vọng, với chỉ 1,7% trong tháng 12.
Trong một tuyên bố, Cục này cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải chịu áp lực gấp 3 lần, đó là nhu cầu thu hẹp, cú sốc cung và kỳ vọng suy yếu trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp và không chắc chắn.
Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách zero - covid đã thúc đẩy các hạn chế mới về đi lại trong nước, bao gồm cả đóng cửa thành phố Tây An ở miền trung nước này hồi cuối tháng 12. Ngay trong tháng này, một số thành phố khác cũng đã bị đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể omicron.
Các nhà phân tích bắt đầu hoài nghi liệu lợi ích của chiến dịch zero-covid này có lớn hơn cái giá mà nước này đang phải chịu tổn thất hay không?
Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng GDP trong năm 2022 của Trung Quốc dựa trên kỳ vọng về chính sách zero-covid sẽ làm gia tăng các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tác động lớn nhất của chính sách này là chi tiêu tiêu dùng.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ năm 2020 dù nền kinh tế nói chung của nước này vẫn tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch. Chi tiêu của người tiêu dùng từ đó vẫn rất chậm, một phần là do các hạn chế về đi lại đã cản trở hoạt động du lịch.
Theo TCDN
Bài liên quan
- Thị trường châu Âu mở cửa cao hơn khi các nhà đầu tư xem xét dữ liệu tăng trưởng của Trung Quốc
- Cổ phiếu Trung Quốc tăng khi dữ liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế đạt mức 8% vào năm ngoái
- Chính sách zero-Covid của Trung Quốc đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng
- Tắc nghẽn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đầu 2022
#đầu tư

Thanh Hóa: Xúc tiến đầu tư dự án nhà máy điện sinh khối đầu tiên trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao cho các sở và huyện liên quan phối hợp, hướng dẫn Tập đoàn T&T (Hà Nội) và Tập đoàn EREX (Nhật Bản) tìm hiểu, xúc tiến và thực hiện các thủ tục cần thiết để sớm đầu tư dự án nhà máy điện sinh khối trên địa bàn tỉnh.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD
Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/03/2022, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngân hàng Mizuho rót 60,6 triệu USD để đầu tư vào Tonik Financial
Bằng cách đầu tư vào ngân hàng kỹ thuật số, Mizuho sẽ khai thác sự tăng trưởng ở Philippines, đặc biệt là cho vay cá nhân.

Phải chăng Nhật Bản đang tụt hậu trong cuộc đua phát triển thuốc mới toàn cầu?
Thâm hụt thương mại dược phẩm của Nhật Bản có khả năng lên tới 3 nghìn tỷ yên (26,45 tỷ đô la Mỹ) lần đầu tiên vào năm 2021 khi quốc gia này không còn khả năng giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế trong kỷ nguyên của sản phẩm sinh học.

Đầu tư hơn 20 cụm cảng hàng hóa tại các tỉnh phía Nam
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT), quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực miền Nam sẽ có hơn 20 cụm cảng thủy hàng hóa được đầu tư.

Vương quốc Anh và Pháp đầu tư lớn vào Việt Nam
Việt Nam được cho là sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn từ các nhà đầu tư châu Âu, dẫn đầu là các công ty có trụ sở tại Anh và Pháp trong bối cảnh các nước mở rộng cơ hội cạnh tranh ở khu vực Đông Nam Á.
Đọc thêm Muôn nẻo thương trường
Hàng trăm ngàn sản phẩm nghi nhập lậu vừa bị phát hiện
Hai đội quản lý thị trường số 1 và 3, thuộc Cục Quản lý thị trường TP. HCM, lần lượt phát hiện 2 kho hàng chứa hàng trăm ngàn sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng... nghi nhập lậu.
Xử phạt 9 công ty vi phạm về quảng cáo và an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với 9 công ty với tổng số tiền phạt lên tới 455 triệu đồng.
Trung Quốc mua hơn 6 tỷ USD năng lượng Nga
Số liệu từ Hải quan Trung Quốc hôm nay cho thấy, trong tháng 4, Trung Quốc tiếp tục tăng mua năng lượng từ Nga, với kim ngạch dầu thô, khí đốt và than đá tăng 75% lên 6,42 tỷ USD.
Canada cấm Huawei và ZTE tham gia mạng 5G
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ cấm Huawei và ZTE tham gia mạng 5G tại quốc gia Bắc Mỹ này.
Hà Nội: Số nợ thuế giảm mạnh
Tính đến hết 4 tháng đầu năm nay, số nợ thuế tại Hà Nội đã giảm 922 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ phú đứng sau Shoppe mất 80% tài sản
Forrest Li, nhà sáng lập kỳ lân Đông Nam Á Sea, đơn vị đứng sau sàn TMĐT Shopee đang phải chứng kiến giá trị khối tài sản ròng “bốc hơi” nhiều nhất sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán, vốn đã xóa sổ hơn 1.000 tỷ USD giá trị khối tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Giá xăng trong nước tăng lần thứ 9
Đây là đợt tăng thứ 9 của mặt hàng này trong hơn 4 tháng đầu năm 2022. Hiện, giá bán lẻ xăng RON 95 tiến sát mốc 30.000 đồng/lít, mức cao nhất từ trước đến nay.
Vĩnh Phúc: Xử phạt hơn 41 triệu đồng về kinh doanh xăng dầu có hành vi gian lận
Mới đây, ngày 9/4/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Vĩnh Phúc), tiến hành kiểm tra cửa hàng xăng dầu Cầu Xây (thuộc Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc) có địa chỉ tại phường Phúc Thắng, TP Phúc Yên.
Khách sạn BMC - Hà Tĩnh bị phạt vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Qua kiểm tra đột xuất 17 cơ sở, đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Tĩnh đã phát hiện Khách sạn BMC không thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước.
Liên tục cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu về nhiều thủ đoạn lừa đảo
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại New York (Hoa Kỳ) cảnh báo, đã có một số DN Việt bị thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu do bị lừa, hoặc đối tác phá sản, không có khả năng thanh toán.