Mỹ là quốc gia tài trợ vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới
- 10
- Cơ hội giao thương
- 09:40 10/09/2021
DNHN - Theo dữ liệu công khai do UNICEF tổng hợp, Mỹ là nhà tài trợ vắc xin Covid-19 lớn nhất trên toàn cầu, vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh.

UNICEF là cơ quan của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về bảo vệ và phát triển ở trẻ em. Đồng thời tổ chức này cũng quản lý việc cung cấp vắc xin Covid cho sáng kiến COVAX, nhằm mục đích phân phối và chia sẻ trữ lượng vắc xin cho các quốc gia thu nhập thấp.
Cơ quan đã hợp nhất dữ liệu về vắc xin Covid được hiến tặng từ các thông tin công khai, mặc dù có khả năng chưa bao phủ hết toàn bộ đóng góp trên toàn cầu. Tuy nhiên, dữ liệu cung cấp một cái nhìn tổng quát về các dòng vắc xin tài trợ trong bối cảnh các nước giàu dẫn đầu trong công cuộc tiêm chủng còn nhiều quốc gia đang phát triển gặp khó khăn tiếp cận nguồn cung.
Dữ liệu cho thấy, Hoa Kỳ đã tặng và phân phối hơn 114 triệu liều vắc xin Covid-19 cho khoảng 80 quốc gia đang phát triển trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Theo dữ liệu, con số này gấp hơn ba lần con số 34 triệu mà Trung Quốc đã quyên góp. Dữ liệu cũng chỉ ra, Trung Quốc là nhà tài trợ vắc xin Covid lớn thứ hai trên thế giới, trong khi Nhật Bản đứng thứ ba với khoảng 23,3 triệu liều.
Các quốc gia châu Á nằm trong số những nước nhận được nhiều tài trợ vắc xin nhất. Cụ thể tại Bangladesh, Philippines, Indonesia và Pakistan đã nhận được hơn 10 triệu liều cho mỗi nước. Nhìn chung, hơn 207 triệu liều vắc xin Covid-19 được tặng theo quan hệ ngoại giao song phương hoặc thông qua COVAX đã được phân phối đến tay người nhận. Nhưng con số này vẫn chưa đủ so với số lượng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.
Trong báo cáo cuối cùng của mình vào tháng 5, hội đồng do WHO thành lập cho biết, các quốc gia có thu nhập cao nên phên phối lại ít nhất một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các bên có thu nhập thấp và thêm một tỷ liều khác vào giữa năm 2022. Hai trong số các nhà dịch tễ học hàng đầu của WHO đã lên án các quốc gia giàu có vì đã tích trữ các phương pháp điều trị cũng như vắc xin Covid. Một trong số họ nhận định những hành động như vậy đang kéo dài đại dịch. Một nghiên cứu của công ty phân tích Airfinity cho thấy các quốc gia giàu có đã mua nhiều vắc xin hơn mức họ cần. Theo Airfinity, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Anh, Canada và Nhật Bản sẽ dư thừa hơn 1,2 tỷ liều vào năm 2021 sau khi tiêm chủng cho tất cả những người đủ điều kiện và thực hiện các mũi tiêm tăng cường.
WHO đã đặt mục tiêu giúp mọi quốc gia đạt được mức tiêm chủng ít nhất 10% dân số vào cuối tháng này, trước khi nâng tổng tỷ lệ lên 40% vào cuối năm nay và 70% đến giữa năm 2022. Thế nhưng thực trạng hiện nay cho thấy khoảng 50 quốc gia trên toàn cầu chưa đạt chuẩn bước đầu. Châu Phi là khu vực tiêm chủng thấp nhất, chỉ với 5,5% dân số. Các chuyên gia, bao gồm cả nhà dịch tễ học nổi tiếng Larry Brilliant, chia sẻ cần phải mở rộng tiêm chủng rộng rãi hơn để hạn chế các biến thể mới và chấm dứt đại dịch.
Ngoài những lo lắng về sức khỏe, sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho người dân thế giới có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 2,3 nghìn tỷ đô la từ năm 2022 đến năm 2025, theo Economist Intelligence Unit ước tính. Công ty tư vấn cho biết các nền kinh tế mới nổi sẽ là đối tượng gánh chịu 2/3 chi phí đó.
TL
Bài liên quan
#vắc xin

CEO Liên minh Vắc xin Toàn cầu – Người hùng thầm lặng đưa vắc xin đến mọi miền thế giới
Anh hùng thời chiến vận chuyển vũ khí, bom đạn – Anh hùng thời bình vận chuyển vắc xin dập dịch. Ông Seth Berkley, CEO Liên minh Vắc xin Toàn cầu, Gavi và Sáng kiến AIDS Quốc tế IAVI chính là nhân vật đứng sau các chuyến vắc xin phân phối rộng khắp các quốc gia. Tiến sĩ 66 tuổi đã giành hơn nửa đời người chiến đấu hết mình với những căn bệnh quái ác, giành giật sự sống cho hàng triệu mảnh đời trên khắp thế giới. Giờ đây, ông bước vào chặng đường cam go hơn, thách thức hơn, đó là điều hành tổ chức dẫn đầu Covax đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Israel: Mũi vắc xin thứ tư kém hiệu quả hơn đối với Omicron
Theo một nghiên cứu sơ bộ ở Israel, mũi vắc xin Covid-19 thứ tư có thể tăng lượng kháng thể cao hơn so với lần tiêm thứ ba nhưng vẫn không đủ để ngăn ngừa lây nhiễm Omicron.

Vắc xin Cuba mang lại hy vọng cho các quốc gia có thu nhập thấp
Tỷ lệ tiêm chủng của Cuba hiện đã vượt qua hầu hết tất cả các cường quốc trên thế giới. Hòn đảo Caribe đã đạt được cột mốc quan trọng bằng cách sản xuất vắc xin Covid-19 của riêng mình ngay cả khi phải vật lộn với lệnh cấm vận thương mại, thiếu nguồn cung lương thực kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ.

Thế giới nói gì về vai trò của mũi vắc xin thứ ba nhằm đối phó với Omicron?
Dự đoán thời gian, cách thức và vị trí của biến thể Covid-19 tiếp theo dường như là điều không thể. Trước thềm năm mới, giải pháp tốt nhất cho nhân loại vẫn là cố gắng hết sức với chiến dịch tiêm vắc xin mũi thứ ba.

Tại sao Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận vắc xin phương Tây
Trong bối cảnh biến thể Delta tàn phá Trung Quốc những tháng hè vừa qua, một số chuyên gia y tế công cộng hy vọng nước này có thể sớm tiếp nhận và củng cố khả năng miễn dịch từ sự trợ giúp của vắc xin mRNA hiệu quả cao do BioNTech phát triển.

Cách các "gã khổng lồ" dược phẩm lên kế hoạch đối phó với Omicron
Sự xuất hiện của biến thể Omicron làm dấy lên lo ngại chủng vi rút mới sẽ kháng thuốc, làm giảm hiệu quả vắc xin, thậm chí nổ ra một cuộc chạy đua mới nhằm phát triển các mũi tiêm tăng cường. Đây là cách mà các nhà sản xuất vắc xin Covid-19 phổ biến trên thế giới lên kế hoạch "chiến đấu" với biến thể Omicron.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU tăng tích cực
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong quý I / 2022 đạt 53,8 tấn, trị giá 250,8 triệu USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 40,3% về trị giá so với quý I / 2021.