Thứ sáu 09/05/2025 21:22
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Mùa Đại hội cổ đông đầy 'sóng gió' của nhiều doanh nghiệp bất động sản đình đám

02/07/2023 09:18
Không ít doanh nghiệp bất động sản chưa thể tổ chức thành công Đại hội 2023, trong số đó xuất hiện nhiều cái tên “đình đám”, một thời từng được cổ đông săn đón.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp cần thiết, HĐQT công ty có thể gia hạn họp song không không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Như vậy, mùa ĐHĐCĐ thường niên 2023 đã chính thức khép lại, tuy nhiên không ít doanh nghiệp bất động sản chưa thể tổ chức thành công Đại hội, trong số đó xuất hiện nhiều cái tên “đình đám”, một thời từng được cổ đông săn đón. Câu chuyện cổ đông không “mặn mà” với việc đi họp phần nào cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022, điều này vô tình khiến những cuộc họp ĐHCĐ thường niên không đủ điều kiện để tiến hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Loạt doanh nghiệp "đình đám" tổ chức bất thành dù từng không có chỗ cho cổ đông ngồi cách đây 1 năm

Mới đây nhất, vào sáng ngày 30/6, CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, mã: CEO) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo báo cáo kết quả kiểm tra tư cách cổ đông, tại thời điểm 9h30 ngày 30/6/2023, Đại hội có số cổ đông đại diện 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Tập đoàn CEO, Đại hội không đủ điều kiện tiến hành.

Chia sẻ tại Đại hội, TS.LS Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO cho biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ĐHĐCĐ của Tập đoàn không đủ điều kiện tiến hành.

Với lý do tương tự, Đại hội cổ đông thường niên 2023 của DIC Corp (mã: DIG) tổ chức vào ngày 28/6 đã không thành công. Tính đến 14 giờ 45 phút, Đại hội chỉ đạt 533 cổ đông (trực tiếp và ủy quyền) tham dự chiếm 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Do đó, ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 1 của DIC Corp chưa đủ điều kiện tiến hành.

Dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã “xin phép” cổ đông đợi thêm 1,5 tiếng, song vẫn không đủ tỷ lệ quyền biểu quyết của cổ đông tham gia. Thậm chí trước thềm đại hội, ông Nguyễn Thiện Tuấn đã gửi thư đến cổ đông bày tỏ mong muốn cổ đông trực tiếp tham dự, tham gia đóng góp ý, thảo luận các vấn đề trình đại hội thường niên.

Trong thông báo mới nhất, DIC Corp đã ra thông báo về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2, dự kiến tổ chức vào chiều 21/7 tại Vũng Tàu.

Nhà đầu tư chắc hẳn còn nhớ bộ đôi "đình đám" CEO và DIG kể trên từng có giai đoạn cuối năm 2021 được bàn tán rôm rả. Không hiếm hội nhóm và nhà đầu tư hô hào mua vào những cổ phiếu trên với kỳ vọng vượt trội so với giá trị doanh nghiệp, mơ về những mức giá không tưởng. Nhờ hiệu ứng FOMO, thị giá DIG tăng gấp 4 lần sau 5 tháng, có thời điểm vượt ngưỡng ba chữ số, CEO thậm chí còn tăng tới 7 lần chỉ trong 2 tháng.

Chính sự gia nhập mạnh mẽ của dòng tiền rẻ thậm chí khiến ĐHĐCĐ của DIG hay CEO trong năm trước gặp khó trong khâu tổ chức vì quá đông cổ đông tới tham dự, cổ đông ngồi tràn ra hành lang phòng họp vì không đủ hội trường. Tuy nhiên, đến năm nay tình cảnh có phần trái ngược.

Một doanh nghiệp bất động sản khác đã 2 lần tổ chức bất thành ĐHĐCĐ 2023 là CTCP Đầu tư LDG (mã: LDG) đã thông qua việc gia hạn lần 3 để tổ chức Đại hội tới ngày 31/7/2023. Đại hội lần 1 được tổ chức chiều ngày 11/5 đã không thể tiến hành do chỉ có 22,5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.

Sau đó, chiều ngày 22/6, Đầu tư LDG đã tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhưng cũng bất thành do tính đến 15h tổng số cổ đông và ủy quyền tham gia là 217 người, đại diện cho hơn 41 triệu cổ phiếu đang lưu hành, chiếm 16.26% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Việc Đầu tư LDG phải tổ chức Đại hội cổ đông đến lần 3 không còn xa lạ, bởi năm 2022 Công ty cũng phải tổ chức đến lần thứ 3 mới thành công

May mắn hơn, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã tổ chức thành công “phút chót” buổi chiều ngày 27/6 gần đây. Đại hội lần 1 đã suýt chút nữa không thành khi tính đến 15h53p, Hoà Bình mới chỉ đạt tỷ lệ (50%). Trong những phút chờ đợi cuối cùng, tỷ lệ đã tăng lên 50,49% và đủ để Đại hội được diễn ra.

Dù nhiều trường hợp tổ chức bất thành, một doanh nghiệp BĐS “đình đám” biến động mạnh trong năm 2022 vẫn có thể tổ chức thành công Đại hội chính là Novaland (mã: NVL).

Từng có thời điểm bị công ty chứng khoán bán giải chấp hàng triệu, cộng thêm việc bán bớt cổ phần, nhóm cổ đông liên quan tới Chủ tịch NVL Bùi Thành Nhơn đã giảm tỷ lệ nắm giữ từ mức chi phối xuống dưới 50% vốn điều lệ. Dù vậy, với việc nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn vẫn còn nắm giữ lượng tương đối lớn cổ phần đã giúp Đại hội được tiến hành thuận lợi.

Nhiều khó khăn "bủa vây" doanh nghiệp bất động sản

Trong năm 2022, bất động sản là một trong những nhóm chịu thiệt hại nặng nề nhất trên sàn chứng khoán, khi ngụp lặn về đáy hàng chục tháng, thậm chí xuống đáy lịch sử.

Ảnh minh họa

Cùng với đà giảm giá mạnh của cổ phiếu, nhiều cổ đông lớn và lãnh đạo của các doanh nghiệp BĐS liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu, đỉnh điểm vào những tháng cuối năm. Đơn cử lãnh đạo của các Công ty DIC Corp (DIG), Phát Đạt (PDR), Hodeco (HDC) và LDG,... bị “call margin” hàng triệu đơn vị.

Số lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường tăng cao khiến lượng cổ đông nhiều doanh nghiệp gia tăng, thậm chí còn “trống ghế” cổ đông lớn. Dù vậy, lượng cổ đông mới này cũng sẽ khiến quyền hạn và trách nhiệm của ban điều hành cũ trở nên nhạt nhòa hơn, gây cản trở tới các cuộc họp ĐHĐCĐ khi mất nhiều thời gian, công sức để điều phối, triệu tập lượng cổ đông lớn tham gia cuộc họp sao cho đủ quyền biểu quyết.

Ngoài ra, sau thời gian phát triển nóng và có phần dễ dàng, hoạt động các doanh nghiệp BĐS đã gặp nhiều khó khăn trong hơn một năm qua do thắt chặt quản lý 2 kênh huy động vốn là tín dụng ngân hàng và TPDN.

Doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn khi trái phiếu là một kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, kênh huy động vốn này đã gặp khó kể từ khi Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi quy định chặt chẽ hơn tiêu chuẩn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Do đó, dòng vốn chảy vào hoạt động kinh doanh bất động sản gặp khó, dự án chậm triển khai, nguồn cung các dự án mới khan hiếm.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng kiểm soát chặt tín dụng hơn, đặc biệt là dòng vốn chảy vào các hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong khi nút thắt về tín dụng chưa được tháo gỡ, các kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn của nhiều doanh nghiệp cũng phải tạm dừng hoặc hoãn cũng gây áp lực lên việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Những khó khăn kể trên đang ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp bất động sản nói chung cũng như cổ phiếu bất động sản nói riêng.

Nhiều nút thắt dần được tháo gỡ

Sau thời gian “ngụp lặn” với mức giảm sâu, nhóm cổ phiếu BĐS bất ngờ trỗi dậy bật tăng mạnh mẽ khi nhiều thông tin hỗ trợ liên tiếp xuất hiện thời gian vừa qua.

Việc NHNN liên tiếp giảm lãi suất điều hành từ đầu năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là nhóm có nợ vay cao. Động thái này phần nào giúp giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các doanh nghiệp nói chung và nhóm vay nợ lớn như bất động sản nói riêng.

Bên cạnh đó, NHNN còn tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tháng 4 thông qua việc ban hành các thông tư cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn (Thông tư 02/2023) và cho phép ngân hàng thương mại được mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán ra trong vòng 12 tháng (Thông tư 03/2023), sắp tới là dự thảo thông tư điều chỉnh giảm hệ số rủi ro đối với một số khoản vay tài trợ dự án bất động sản khu công nghiệp, cho vay mua nhà ở xã hội (dự thảo sửa đổi thông tư 41/2016).

Trước đó, một số gói hỗ trợ cũng được đề xuất tại các hội nghị tháo gỡ khó khăn, đơn cử như gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội; gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho vay cả người xây dựng và người mua nhà ở xã hội; các kiến nghị về tháo gỡ vướng mắc pháp lý...

Ngoài ra, nghị định số 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 3 cho phép doanh nghiệp thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm; tạm hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu và yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đến 31/12/2023.

Tại một báo cáo mới đây, trước sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ nhằm giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực quan trọng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, Chứng khoán BSC kỳ vọng rằng các doanh nghiệp được sẽ từng bước vượt qua khó khăn và ghi nhận KQKD quý 2 có phần tích cực hơn so với giai đoạn đầu năm.

Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).