
Masan giải ngân xong toàn bộ khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD
Giao dịch trị giá 600 triệu USD của Masan là khoản huy động hợp vốn nước ngoài có kỳ hạn 5 năm và có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN/HoSE) vừa công bố đã nhận giải ngân thành công toàn bộ khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD.
Khoản vay này được sắp xếp bởi BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC và Standard Chartered Bank, giao dịch được bảo lãnh phát hành và thu hút 37 tổ chức tài chính quốc tế đăng ký vượt mức. Giao dịch trị giá 600 triệu USD, là khoản huy động hợp vốn nước ngoài có kỳ hạn 5 năm và có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Khoản vay bằng USD có lãi suất 2,9%, cộng với lãi suất tham chiếu SOFR, tương đương lãi suất 6,7% mỗi năm, với biên độ trên lãi suất tham chiếu giảm 35 điểm cơ bản so với khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD hoàn thành vào năm 2020. Đây là mức cải thiện đáng kể vì giao dịch trị giá 600 triệu USD này có thời hạn 5 năm, dài hơn so với thời hạn 3 năm của khoản vay được thực hiện vào năm 2020 – thời điểm 2020 môi trường lãi suất thấp hơn.
Trong bối cảnh lãi suất tăng, việc tăng vay bằng USD có dẫn đến rủi ro ngoại hối lớn hơn. Theo chính sách quản lý nội bộ, Công ty sẽ chủ động theo dõi và đánh giá thời điểm thích hợp để thực hiện các giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro thị trường và vẫn duy trì chi phí vốn một cách tối ưu.

Các điều khoản tín dụng có lợi hơn và khả năng tiếp cận vốn mạnh mẽ là nhờ sự cải thiện về kết quả kinh doanh ở các mảng kinh doanh tiêu dùng và bán lẻ cốt lõi của Masan.
Kể từ khi thành lập The CrownX (“TCX”), nền tảng hợp nhất mảng bán lẻ WinCommerce (“WCM”) và tiêu dùng Masan Consumer Holding (“MCH”) vào cuối năm 2019, Masan đã cải thiện đáng kể khả năng tạo ra dòng tiền vững chắc của TCX.
Năm 2022, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của TCX dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2019 (giả định hợp nhất WCM và MCH trong cả năm) với biên EBITDA tăng từ 5.5% lên 13.4% trong cùng kỳ, chủ yếu nhờ mảng kinh doanh bán lẻ cải thiện lợi nhuận kể từ khi được Masan vận hành. Biên EBITDA của WCM dự kiến sẽ tăng 11% vào năm 2022 so với năm 2019.
Các bên cho vay và đối tác quốc tế ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc của Masan và việc đẩy mạnh mở rộng hệ thống bán lẻ có lợi nhuận.
PV (t/h)
- Những nghề nào là công việc được trả lương cao nhất ở Việt Nam năm 2023
- Tranh chấp thương mại Trung Quốc - Phần Lan từ chính sách "Ngoại giao gấu trúc"
- 9.000 tấn nông sản đã qua cửa khẩu Lào Cai trong Tết 2023
- Năm 2023 Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 4%
- Việt Nam có 2 điểm du lịch lọt TOP xu hướng du lịch nổi bật năm 2023
Cùng chuyên mục


Tổng công ty Thép Việt Nam ghi nhận doanh thu 40.000 tỷ đồng, thận trọng kế hoạch 2023

Mùa Xuân vẫy gọi Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vươn lên bứt phá để thành công

Gần 98% yêu cầu của khách hàng được EVNSPC thực hiện đúng cam kết

Chú trọng sản xuất kinh doanh hiệu quả và luôn thể hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng

Chính sách đãi ngộ hấp dẫn của Kim Oanh Group
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?