Lý Gia Thành: Một người đàn ông thì nên dựa vào năng lực của bản thân để bứt phá

11:34 16/06/2021

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc lan truyền câu chuyện tỷ phú Lý Gia Thành không giúp đỡ em trai nghèo khổ trong khi bản thân sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ít ai biết rằng, đằng sau sự "thờ ơ" này lại chất chứa một thông điệp đẹp đẽ về đức tính doanh nhân đáng học hỏi của vị tỷ phú.

Trong thời kỳ kinh tế ở Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông bùng nổ, Lý Gia Thành là tỷ phú giàu nhất trong nước cũng như khu vực Châu Á. Có thể nói vị thế của ông lúc bấy giờ là độc tôn, không ai sánh kịp. Là người giàu nhất Hồng Kông trong năm 20 năm liên tiếp, theo dữ liệu mới nhất của Forbes, Lý Gia Thành nắm trong tay tài sản trị giá 36,8 tỷ đô la Mỹ, tương đương 236,624 tỷ nhân dân tệ, đứng thứ 23 trong danh sách người giàu nhất thế giới và thứ 4 trong danh sách người giàu nhất Trung Quốc. Tuy nhiên phía sau người đàn ông thành đạt luôn có những bí mật chưa được tiết lộ. Câu chuyện về cách tỷ phú họ Lý đối xử với em trai nghèo khó vô tình tiết lộ một trong những đức tính  đáng học hỏi của Lý Gia Thành. 

Ảnh minh họa
Tỷ phú Lý Gia Thành. (Ảnh: internet)

Một người làm quan, cả họ được nhờ

Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có câu thành ngữ “Một người làm quan, cả họ được nhờ” tuy nhiên tỷ phú Lý Gia Thành không đồng tình với câu này. Xuất thân nghèo khó, vươn lên bằng nỗ lực của bản thân, tự tay nắm giữ vận mệnh, vị tỷ phú không cho rằng cơ đồ sản nghiệp có được ngày hôm nay là nhờ may mắn. Mỗi bước đi của ông đều được tính toán cho tương lai, thật không may, em trai cùng cha khác mẹ với Lý Gia Thành không may mắn sở hữu đức tính này. Cái nghèo đã sớm lấy đi sinh mệnh của người em khiến tỷ phú hàng đầu Châu Á đứng đầu mũi chỉ trích của dư luận: Tại sao không giúp đỡ em trai khi có trong tay hàng trăm tỷ?

Trên thực tế, cách làm của Lý Gia Thành học hỏi từ người chú Trương Tĩnh Am. Những ngày còn khó khăn, cha của ông Lý mới đến Hồng Kông và không thể tìm được việc làm, mặc dù ông Trương nhiệt tình giúp đỡ nhưng chưa bao giờ để anh rể vào làm việc trong công ty vì quá nhiều mối quan hệ sẽ có tác động xấu đến công ty và lựa chọn nhân lực nên dựa trên sự trọng dụng hơn là sử dụng các mối quan hệ. Đối với Lý Gia Thành cũng vậy, ông không cho em trai mình vào làm việc vì sự phát triển tương lai của công ty. Đồng thời, vị tỷ phú tâm niệm là một người đàn ông thì nên dựa vào năng lực của bản thân để bứt phá. Đàn ông nên gánh vác trách nhiệm và không thể lựa chọn dựa dẫm hay phụ thuộc. Cả cuộc đời lập nghiệp của Lý Gia Thành đều tuân theo lí tưởng như vậy.

Đi lên từ hai bàn tay trắng

Tỷ phú họ Lý vốn xuất thân trong một gia đình thường dân, mùa đông năm 1943, người cha Lý Vân Kinh đã qua đời, để lại những lời cuối cùng cho con trai: “Cầu người không bằng cầu mình. Hãy là một người can đảm, đừng nản lòng khi thất vọng”. Lời chăng chối đã khắc sâu trong bộ não non nớt của cậu thiếu niên lúc bấy giờ. Lý dự định sẽ chấm dứt việc học để vào làm tại công ty đồng hồ, học cách sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ khác nhau trong nửa năm. Học nghề xong, Lý Gia Thành trở thành nhân viên cửa hàng đồng hồ đường Cao Thăng khi chỉ mới 12 tuổi. Năm 17 tuổi, ông chuyển sang làm nhân viên bán đồ chơi. Sau này, ông được thăng chức giám đốc kinh doanh, giám sát bán hàng sản phẩm và nhậm chức tổng giám đốc hai năm sau đó, chịu trách nhiệm về việc kinh doanh chung của công ty. Tài năng kinh doanh của vị tỷ phú đã bộc lộ xuyên suốt chặng đường bươn trải, đặt ra lý tưởng trở thành một doanh nhân giàu có.

Mùa hè năm 1950, Lý Gia Thành thành lập xưởng nhựa Trường Giang với vốn đầu tư mạo hiểm là 50.000 đô la Hồng Kông. Ông nhận được hỗ trợ từ người thím Khâu Bích Vân và tham gia vào các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất tại thời điểm đó - buôn bán hoa nhựa. Vào cuối năm 1957, xưởng nhựa Trường Giang đã huy động vốn đầu tư thành lập một doanh nghiệp cổ phần, được đổi tên thành Công ty Trường Giang Thực Nghiệp, trong đó, Lý Gia Thành giữ cương vị chủ tịch và tổng giám đốc. Đến năm 1958, doanh thu của Trường Giang Thực Nghiệp đạt 10 triệu đô la Hồng Kông, lợi nhuận ròng đạt hơn 1 triệu đô la Hồng Kông. Ông được biết đến với danh hiệu “Vua Hoa nhựa”. Năm 1960, ông xây dựng một tòa nhà công nghiệp khác ở Trại Loan với tổng diện tích 120.000 foot vuông. 

Tập đoàn Trường Giang
Tập đoàn Trường Giang. (Ảnh: internet)

Tháng 6 năm 1971, Lý Gia Thành thành lập Công ty bất động sản Trường Giang. Tháng 7 một năm sau đó, ông ủy thác cho một nhà tư vấn tài chính chuẩn bị đơn đăng ký niêm yết, công ty cuối cùng được niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 1 tháng 11. Là người thông thạo tài chính cổ phiếu, cộng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán vào thời điểm đó, trong vòng một năm kể từ khi niêm yết, Lý Gia Thành đã biến đất đai dự trù tăng hơn 20 lần và bắt đầu tích lũy của cải một cách nhanh chóng. Công ty của ông lần lượt mua lại cổ phần kiểm soát của Meigao Enterprise và Green Island Cement nắm giữ Khách sạn Hilton vào những năm 1970. Ngày 25 tháng 9 năm 1979, Lý Gia Thành tuyên bố sẽ mua ngân hàng Hutchison Whampoa lớn thứ hai của Anh từ HSBC thông qua Tập đoàn Trường Giang với giá trị thị trường xấp xỉ 6 tỷ đô la Hồng Kông có 22,4% cổ phần, tăng dần lên 41,7% vào cuối năm 1980. Thành công kiểm soát Hutchison Whampoa, tập đoàn của tỷ phú họ Lý gần như bất khả chiến bại.

Quay trở lại câu chuyện trên, không chỉ người em trai không nhận được sự giúp đỡ của vị tỷ phú mà cô em gái cũng chưa từng nhận sự trợ giúp trong thời kỳ khởi nghiệp. Dù Lý Gia Thành luôn nhắm mắt làm ngơ trước khó khăn của em gái là Lý Tô Hoa và em trai cùng cha khác mẹ nhưng có thể thấy đây là sự đối xử công bằng. Bởi Lý Gia Thành hy vọng rằng các anh em sẽ tự chủ theo đuổi lý tưởng.

TL