Lưu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Thụy Điển về các quy định miễn thuế
- 7
- Cơ hội giao thương
- 10:48 28/12/2021
DNHN - Các nước Bắc Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng là những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người, độ khó tính và luật pháp chặt chẽ bậc nhất thế giới, đặc biệt là về các quy định miễn thuế.
Cụ thể, theo quy định về ưu đãi chung dành cho các nước kém phát triển, Thụy Điển không đánh thuế đối với hàng hoá công nghiệp thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu (ngoại trừ hàng quần áo và giày dép) và nhiều mặt hàng nông sản từ khoảng 125 nước đang phát triển. Tất cả các sản phẩm nhiệt đới đều được miễn thuế khi nhập khẩu vào Thụy Điển.
Trong những trường hợp nhất định, các loại hàng hóa sau đây có thể được miễn thuế hải quan và các loại phí khác:
- Hàng mẫu thương mại;
- Hàng tham gia triển lãm hoặc hội chợ thương mại;
- Thiết bị chuyên môn;
- Quà biếu;
- Một số tài liệu giáo dục.
Trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu có thể được giảm hoặc miễn thuế hải quan, điển hình nhất là khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước mà EU ký Hiệp định thương mại tự do. Một số trường hợp khác đó là:
- Tạm nhập;
- Việc nhập khẩu các sản phẩm để tiếp tục chế biến, đóng gói lại hoặc tái xuất;
- Việc nhập khẩu các công cụ dụng cụ phục vụ khoa học.
Thụy Điển còn áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và các văn bản thỏa thuận được ký giữa 2 bên.
Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU như sau:
- Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Nhóm này khi nhập khẩu vào EU sẽ bị áp mức thuế GSP với thuế suất bằng 85% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
- Nhóm 2: Các sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hóa chất, nguyên liệu, hàng thủ công. Nhóm này bị áp mức thuế GSP bằng với thuế suất bằng 70% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu
- Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm: bao gồm phần lớn là thủy hải sản đông lạnh. Nhóm này được hưởng mức thuế GSP với thuế suất bằng 35% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
- Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, nông sản… Nhóm này được hưởng mức thuế GSP với thuế suất bằng 0-10% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
Phương Trinh
Bài liên quan
- Sớm có khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- TS. Nguyễn Văn Thân: Làm thiện nguyện phải có tấm lòng, có sức lực và có tâm trong sáng
- Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
- Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
- Ngân hàng siết tín dụng, bất động sản có gặp khó khăn?
- Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
#quy định

Các doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Thụy Điển cần chú ý các quy định về giấy phép nhập khẩu
Thụy Điển - một trong các quốc gia Bắc Âu nổi tiếng về sự khó tính về chất lượng sản phẩm nhập khẩu cũng như các quy định về xuất nhập khẩu đặc biệt là về giấy phép nhập khẩu.

Lưu ý cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc vào đầu 2022
Trung Quốc - quốc gia đông dân và có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới mới đây đã phê duyệt các mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu nông sản thực phẩm vào quốc gia này.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.