Mục đích của đợt đào tạo về phòng chống rửa tiền này nhằm giúp Việt Nam hiểu rõ và chuẩn bị tốt hơn cho quy trình rà soát, hướng dẫn Việt Nam cách cải thiện và đưa ra các bằng chứng nhằm chứng minh việc cải thiện đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền/ chống tài trợ khủng bố/ chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong giai đoạn quan sát, đồng thời cung cấp tư vấn thực tế trong quá trình rà soát.
Từ năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của APG, theo đó Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên của APG, trong đó có việc thực hiện đánh giá đa phương định kỳ đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố/chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…
Những đánh giá này để xác định mức độ tuân thủ kỹ thuật các chuẩn mực quốc tế do FATF đặt ra và tính hiệu quả của cơ chế phòng, chống rửa tiền/ tài trợ khủng bố/ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Việt Nam.
Việt Nam được tổ chức chống rửa tiền quốc tế hỗ trợ chuyên môn. Ảnh: T.L |
Trước đó vào tháng 2/2022, Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đã chính thức thông qua và công bố Báo cáo đánh giá đa phương của Việt Nam trên trang web của APG.
Dựa trên kết quả Báo cáo đánh giá đa phương của Việt Nam, Việt Nam đã có các tiêu chí để FATF đưa vào quy trình rà soát của Nhóm xem xét các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) do có thiếu hụt nghiêm trọng về cơ chế phòng, chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố/chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và bước vào giai đoạn quan sát trong vòng một năm, từ tháng 3/2022 - 2/2023.
Bảo Minh