Thứ hai 07/07/2025 09:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Lấp lỗ hổng chính sách về chống chuyển giá

12/10/2020 00:00
Tình trạng chuyển giá ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải gấp rút hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm siết chặt hoạt động này, chống thất thu ngân sách.

Theo Tổng cục Thuế, năm 2016, cơ quan này đã thanh tra 329 doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết, truy thu 607,52 tỷ đồng, giảm lỗ 5.162 tỷ đồng; năm 2017 thanh tra 734 doanh nghiệp có giao dịch liên kết, truy thu, truy hoàn và phạt 2.270 tỷ đồng, giảm lỗ của DN 7.146 tỷ đồng.

Còn theo Cục Quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), số liệu tổng hợp báo cáo tài chính của DN có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2012-2016 cho thấy, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của khu vực DN này là rất khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 16,3% và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 5,82%. Tuy nhiên, tình trạng DN báo là thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục tăng. Tỷ lệ DN có vốn đầu tư nước ngoài lỗ lũy kế đến hết năm 2016 là 61%, trong khi các DN vẫn tăng quy mô đầu tư ổn định.

Tình trạng chuyển giá ngày càng phức tạp, tinh vi (Ảnh minh họa: KT)

“Số lượng DN báo lỗ và DN lỗ lũy kế cho thấy tình trạng chuyển giá của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng gia tăng, phức tạp”, Cục Tài chính DN chỉ rõ.

Biểu hiện của việc chuyển giá là nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới kinh doanh tại Việt Nam báo lỗ liên tục. Ví dụ điển hình như trường hợp của Metro Việt Nam. Doanh nghiệp này bắt đầu đi vào kinh doanh từ 28/3/2002. Và từ đó đến năm 2013, đơn vị này liên tục kê khai lỗ với tổng số tiền 1.657 tỷ đồng, chỉ duy nhất 1 năm lãi 173 tỷ đồng. Mặc dù đã được thanh tra nhiều lần, song chỉ sau khi Metro công bố thương vụ bán hệ thống của mình tại Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan với giá lên tới 879 triệu USD, gấp gần 3 lần tổng vốn đầu tư thì nghi vấn chuyển giá của tập đoàn này mới được đặt ra đối với các cơ quan chức năng.

Sau khi thực hiện thanh tra năm 2014, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Metro điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng cộng 507 tỷ đồng. Trong đó, các vi phạm lớn nhất là điều chỉnh giảm lỗ đối với các khoản chi phí chưa đảm bảo các điều kiện và thủ tục như: Chi phí nhượng quyền thương mại, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí không phục vụ sản xuất, kinh doanh lên tới 335 tỷ đồng. Điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào đối với khoản thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi từ các nhà cung cấp 110 tỷ đồng và 62 tỷ đồng là điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài.

Hay như công ty Coca-Cola Việt Nam, trong 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Vì lỗ liên tục nên DN này không phải đóng thuế thu nhập DN, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm. Đáng chú ý là dù lỗ lớn nhưng DN này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.

Theo PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính, cơ sở cho việc chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch kinh tế. Do vậy, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Động cơ của hành vi chuyển giá không gì khác chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể.

“Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại”, ông Trường cho biết.

Luật hóa giúp chống chuyển giá hiệu quả

Những năm qua, cơ quan quản lý Thuế tại Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để ngăn chặn hành vi chuyển giá. Động thái đầu tiên đánh dấu sự vào cuộc hóa giải vấn đề chuyển giá chính là sự ra đời của Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TT-BTC. Các văn bản này đã thể hiện tinh thần cơ bản xử lý vấn đề chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường sòng phẳng. Tuy nhiên, các văn bản nói trên chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp FDI mà chưa áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, tức là mới chú trọng vấn đề chống chuyển giá quốc tế, chứ chưa phải là giải pháp cho vấn đề chuyển giá nội địa.

Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế, để lấp lỗ hổng chính sách trong chống chuyển giá, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã luật hóa một số nguyên tắc cơ bản về giao dịch liên kết đã được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết.

Cụ thể, bổ sung nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; nguyên tắc áp dụng cơ chế đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết đối với người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro thấp; nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, thông tin dữ liệu đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; quy định về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, nhiều nội dung liên quan đến chống chuyển giá trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu.

Theo bà Cúc, dự thảo đã trao cho cơ quan thuế thẩm quyền kiểm tra thuế, thanh tra tính tuân thủ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết; cơ quan thuế sẽ ấn định thuế trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn trong trường hợp đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết theo đúng quy định về xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết, nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp…

“Tôi cho rằng, công cụ chống chuyển giá đã đủ mạnh để cơ quan thuế xử lý doanh nghiệp cố tình trốn thuế qua hình thức chuyển giá”, bà Nguyễn Thị Cúc nhận định./.

Cẩm Tú

Tin bài khác
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.