Lo ngại hiệu quả vaccine Sinopharm tăng cao

10:19 05/06/2021

Nghi ngờ hiệu quả của Sinopharm, nhiều quốc gia cân nhắc tái tiêm chủng bằng vaccine Pfizer.

Lo ngại về hiệu quả của vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất tiếp tục gia tăng sau khi Bahrain ( một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư) đối mặt với đợt bùng phát vi rút Corona mới mặc dù đây là một trong những quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới. Cụ thể, nước này đã công bố quyết định tiêm nhắc lại vaccine Pfizer của BioNTech cho những người đã được tiêm vaccine Trung Quốc trước đó và nhận xét đây là thất bại đối với vaccine thuộc sở hữu nhà nước được WHO ủy quyền. Trong đó, nhóm những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người béo phì, người trên 50 tuổi hoặc mắc bệnh nền lâu năm được khuyến cáo tiêm nhắc lại Pfizer sáu tháng sau khi kết thúc lần tiêm Sinopharm đầu tiên.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Phát ngôn viên của chính phủ chia sẻ với Forbes rằng sự thay đổi diễn ra sau khi đất nước bắt đầu đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng vaccine Sinopharm khiến mức độ thiệt hại và tử vong trong đợt bùng phát mới cao gấp 5 lần so với Ấn Độ mặc dù khoảng 50% dân số đã được tiêm chủng. Một số quốc gia được tiêm chủng cao khác đã từng triển khai tiêm vaccine Sinopharm cũng rơi vào tình cảnh tương tự, cả UAE và Seychelles đều đang xem xét hoặc triển khai các chương trình tăng cường của riêng. 

Những lo ngại toàn cầu xung quanh hiệu quả của vắc xin do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là Sinopharm và Sinovac ngày càng cao do thiếu dữ liệu lâm sàng công khai cần thiết để xác minh tuyên bố của nhà sản xuất. Nghiên cứu đánh giá thử nghiệm giai đoạn 3 của Sinopharm, được công bố vào cuối tháng 5, cho thấy vaccine này có hiệu quả tới 79% trong việc ngăn ngừa bệnh triệu chứng, nhưng lưu ý rằng những người tham gia thử nghiệm chủ yếu là nam giới và người trẻ có nghĩa là không đủ sức mạnh để kiểm tra hiệu quả ở những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ và người lớn tuổi.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng nghi ngờ tính hiệu quả của Sinopharm là một ví dụ cho biểu hiện chống lại nước này và báo cáo có chọn lọc bỏ qua những khiếm khuyết trong các loại vaccine khác. Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chất lượng và hiệu quả của vaccine mà nước này đã triển khai từ rất lâu trước khi hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Đây không chỉ là công cụ hữu hiệu và cần thiết để chống lại đại dịch mà Trung Quốc còn sử dụng vaccine như một công cụ chính sách đối ngoại chính thời Covid.

TL