Thứ năm 19/09/2024 07:58
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Liệu Trung Quốc có thể tiếp tục dẫn đầu với tư cách là nhà xuất khẩu vắc xin Covid-19 hàng đầu?

21/09/2021 16:16
Kể từ khi hai loại vắc xin Covid-19 của Trung Quốc được phê duyệt cấp phép sử dụng, nước này đã nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất để trở thành nhà xuất khẩu vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới về số lượng.
aa
Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 1 tỷ liều vắc xin
Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 1 tỷ liều vắc xin. (Ảnh: Xinhua)

Ngoài thành công tiêm chủng đầy đủ cho hơn 1 tỷ dân, Trung Quốc xuất khẩu hơn 1 tỷ liều vắc xin và ước tính tổng lượng vắc xin xuất khẩu có thể đạt 2 tỷ liều trong năm nay. Tuy nhiên, việc đất nước tỉ dân vươn lên trở thành người chơi lớn trên thị trường vắc xin Covid-19 đã vướng phải nhiều tranh cãi, chủ yếu là do thiếu minh bạch thông tin và dữ liệu từ các thử nghiệm giai đoạn cuối.

Sử dụng công nghệ truyền thông chế tạo vắc xin virus bất hoạt đã mang lại lợi thế cho Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ. Các mũi tiêm là công cụ giúp giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nặng nhưng kém hiệu quả hơn so với công nghệ tiên tiến như vắc xin mRNA. Khi nguồn cung vắc xin toàn cầu dồi dào và phong phú hơn, nhiều nước đang phát triển chuyển sang sử dụng sản phẩm của các nhà cung cấp khác vì lo ngại hiệu quả vắc xin Trung Quốc đối với biến thể Delta.

Các chuyên gia cho biết, vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp vắc xin hàng đầu cho các nước đang phát triển sẽ không thay đổi trong tương lai gần nhưng nỗ lực trở thành nhà cung cấp vắc xin lớn sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn như nền tảng mRNA sẽ phụ thuộc vào cách cường quốc lớn thứ hai thế giới vượt qua các ứng cử viên mới và xác minh dữ liệu.

Cung và cầu

Vắc xin của Trung Quốc được săn đón nhiều trong nửa đầu năm nay, khi các nước phương Tây quá tập trung vào nhu cầu nội địa mà theo Tổ chức Y tế Thế giới gọi là Chủ nghĩa dân tộc vắc xin. Một số khách hàng lớn của Trung Quốc gần đây là các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain. Mặc dù theo báo cáo, Nam Phi đã từ chối 2,5 triệu liều Sinovac do Cơ sở Covax phân phối, trong khi Nigeria cho rằng, 8 triệu liều Sinopharm, cũng từ chương trình tiếp cận công bằng do Liên hợp quốc hỗ trợ, chỉ là những lựa chọn “tiềm năng”. Nhưng khi khoảng cách nguồn cung của thế giới vẫn còn tồn tại, các chuyên gia cho biết, vắc xin bất hoạt của Trung Quốc sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp chính cho các nước đang phát triển.

“Với sự thiếu hụt nguồn cung hiện nay, hàng tỷ liều vắc xin từ Sinopharm, Sinovac và Bharat sau khi được WHO phê duyệt, sẽ rất quan trọng trong đợt tiêm chủng đầu tiên trên toàn cầu”, Jerome Kim, Tổng Giám đốc của Viện vắc xin quốc tế cho biết. “Trong khoảng thời gian sáu đến chín tháng tới cần 11 tỷ liều vắc xin, liệu chúng ta có thể làm được điều đó mà không có vắc xin bất hoạt không? Bây giờ chúng ta cần tiêm chủng cho 8 tỷ người, cần mọi loại vắc xin có thể nhận được đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp của WHO, đặc biệt là những loại dễ bảo quản ở nhiệt độ ổn định trong thời gian dài”.

Bất chấp tỷ lệ hiệu quả thấp hơn, vắc xin bất hoạt của Trung Quốc và vắc xin vectơ do Đại học Oxford đóng vai trò to lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó nhiều quốc gia thiếu cơ sở hạ tầng cho vắc xin mRNA, vốn phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 đến âm 70 độ C (âm 4 đến âm 94 độ F). Huang Yanzhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Seton Hall ở New Jersey, cho biết, nhu cầu sử dụng vắc xin Trung Quốc vẫn sẽ tăng cao, đặc biệt là nếu quyết định tiêm tăng cường của một số nước phương Tây làm căng thẳng nguồn cung vắc xin mRNA. Cho đến nay, một phần ba dân số thế giới đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng con số này chỉ còn dưới 1% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Cuộc chạy đua

Trung Quốc nhanh chóng đưa vắc xin tự sản xuất sang các nước khác. Ông Huang chỉ ra: “Quá trình giao nhận trở thành một vấn đề ở Đông Nam Á. Tôi nhận thấy một số quốc gia tiếp tục sử dụng vắc xin của Trung Quốc một phần vì Hoa Kỳ chậm nguồn cung”. Ông còn cho biết, sự gia tăng đột biến các trường hợp do biến thể Delta gây ra cũng khiến các quốc gia tăng tốc sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào có được, bao gồm cả vắc xin Trung Quốc.

Trung Quốc đã và đang chú trọng nhiều hơn đến các thỏa thuận thương mại vắc xin song phương, đặc biệt là cho các nước láng giềng chiến lược ở các nước Đông Nam Á. Theo Bridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh, tính đến tháng 9, Trung Quốc đã bán 1,24 tỷ liều vắc xin ra thị trường nước ngoài. Trung Quốc hứa sẽ trao tặng 100 triệu liều cho Covax vào cuối năm nay. Kate O’Brien, Giám đốc bộ phận tiêm chủng, vắc xin và sinh phẩm của WHO, cho hay, Trung Quốc chậm trễ trong việc cung cấp vắc xin như đã hứa nhưng nước này không phải là trường hợp duy nhất. Theo bà, các vấn đề về vận chuyển hàng không và nhiều sự cố khác là lí do dẫn đến tình huống này. Không nêu tên các quốc gia cụ thể, O’Brien kêu gọi các nhà tài trợ minh bạch về lịch trình sản xuất và vận chuyển, đặc biệt là liệu Covax có được ưu tiên hay không.

TL

Tin bài khác
“Giải pháp mới, cơ hội mới” tại Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024

“Giải pháp mới, cơ hội mới” tại Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024

Sáng ngày 18/9, tại Trung tâm I.C.E, (TP. Hà Nội) đã khai mạc Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Hành trình từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh”.
Doanh nghiệp Việt tham gia "World Food India 2024", kết nối, mở rộng thị trường quốc tế

Doanh nghiệp Việt tham gia "World Food India 2024", kết nối, mở rộng thị trường quốc tế

Ngày 18/9/2024, Đoàn doanh nghiệp Việt Nam gồm 12 doanh nghiệp tiêu biểu sẽ tham dự sự kiện "World Food India 2024" diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều nhà đầu tư ngoại tăng vốn đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều nhà đầu tư ngoại tăng vốn đầu tư

Vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đầu tư nước ngoài FDI đạt 93,7% so với kế hoạch năm 2024; vốn đầu tư trong nước đạt 134,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam – Hoa Kỳ: Thương mại hai chiều sát mốc 90 tỷ USD

Việt Nam – Hoa Kỳ: Thương mại hai chiều sát mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng xuất phát từ nhiều yếu tố khi Việt Nam - Hoa Kỳ đã nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
KOTRA Hà Nội tổ chức giao thương trực tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

KOTRA Hà Nội tổ chức giao thương trực tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

KOTRA Hà Nội đã tổ chức thành công sự kiện giao thương trực tiếp (1:1) giữa Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son