Làm gì để các doanh nghiệp tham gia liên kết với các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
- 201
- Doanh nghiệp
- 15:23 20/05/2022
DNHN - Theo các số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam mới chỉ có hơn 300 doanh nghiệp thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề.
Các vấn đề đặt ra gồm, xuất khẩu của Việt Nam mặc dù rất đáng tự hào ngay trong đợt bùng phát dịch Covid-19 trong các năm 2020 và 2021, nhưng khối FDI lại chiếm tới trên 70% thành tích xuất khẩu nói trên.
Tiếp đến là lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung vẫn dựa trên lợi thế về giá cả do các ưu đãi và lợi thế truyền thống (chủ yếu là do các chính sách ưu đãi, miễn giảm và giá công nhân duy trì thấp trong các lĩnh vực sản xuất gia công - lắp ráp là chính) chứ không phải dựa vào nâng cao giá trị (nhất là giá trị gia tăng từ cấu phần sản xuất trong nước).

Cuối cùng là lợi thế so sánh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu có nguy cơ bị tụt hậu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về sản xuất và thương mại quốc tế ngày càng gay gắt.
Theo kết quả nghiên cứu của VEPR, trong giai đoạn 2010-2019, Việt Nam có lợi thế so sánh (RCA) trong 9/20 nhóm ngành. Tuy nhiên, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn lợi thế với 6 nhóm ngành; trong đó ngành duy nhất Việt Nam có sự gia tăng RCA là ngành điện tử, các ngành khác đều bị tụt thứ hạng lợi thế so sánh; trong đó có các lĩnh vực sản xuất truyền thống với sự tập trung khá lớn của khu vực FDI như dệt may, da giày, máy móc, gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Ngay cả lĩnh vực điện tử có sự gia tăng lợi thế so sánh, thì sự gia tăng này lại cũng phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam (mà cụ thể là Samsung). Cũng chính vì sự phụ thuộc các doanh nghiệp FDI, nên hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có giá trị gia tăng lẫn độ phức tạp về sản phẩm không cao, công nghệ trung bình hoặc thấp, chuyên môn hoá thấp và có thể sản xuất bởi nhiều đối thủ cạnh tranh. Kết quả là những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng kém bền vững trong bối cảnh áp lực cạnh tranh quốc tế trong việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Nếu có thể tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị và cả liên kết ngang trong các khu/cụm công nghiệp hiện có ở Việt Nam, thì chắc chắn doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều lợi ích to lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và với hàm lượng công nghệ cao, cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất của mình, qua đó gia tăng TFP trong toàn bộ các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra bản thân các doanh nghiệp nội khi tham gia vào các liên kết với các công ty đa quốc gia lớn thì còn học tập được về công nghệ, tiếp cận các tiêu chuẩn sản xuất và kinh doanh, thậm chí là bí quyết của các đối tác.
Để các doanh nghiệp tham gia liên kết với các chuỗi giá trị/sản xuất toàn cầu, việc quan trọng nhất là phải có những chính sách ở các cấp cao nhất, thể chế hoá các chương trình và chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị/sản xuất/cung ứng toàn cầu. Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã khẳng định cần xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước;ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh. Cần có cơ chế hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi quan tâm tìm kiếm chuỗi cung ứng trong nước và tăng hàm lượng nội địa hóa; tiếp cận với quy trình, thủ tục đấu thầu, mua sắm của doanh nghiệp đầu chuỗi và được hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu chuỗi…
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân có môi trường phát triển tốt hơn, cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh;tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm hoạt động, quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng cần phải tự đổi mới, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn để tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu.
H.A
Bài liên quan
- Sớm có khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- TS. Nguyễn Văn Thân: Làm thiện nguyện phải có tấm lòng, có sức lực và có tâm trong sáng
- Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
- Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
- Ngân hàng siết tín dụng, bất động sản có gặp khó khăn?
- Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
#doanh nghiệp Việt Nam

Tăng cường giao thương, kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, ngày 12-13/4/2022 Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – ́Ấn Độ 2022.

Chủ tịch Vinasme: Việc phổ biến và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số là hết sức cấp bách
Sáng ngày 20/1, Đại học RMIT phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) và Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) đã tổ chức Diễn đàn "Nhận thức về An toàn thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam". Tại Diễn đàn, TS.Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME đã có những ý kiến đóng góp xung quanh về tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số và an toàn thông tin giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số của Việt Nam.

Cơ hội đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực vận tải và logistics tại thị trường Ấn Độ
Ấn Độ là thị trường logistics tiềm năng với giá trị 150 tỷ USD, đóng góp 14,4% GDP. Đối với vận tải quốc tế, vận tải đường biển tại Ấn Độ chiếm khoảng 95% về khối lượng và 70% về giá trị.

Bulgaria là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
Khi nói tới thị trường Bulgaria là nói đến thị trường EU rộng lớn. Hàng hoá doanh nghiệp Việt Nam hợp tác sản xuất và thâm nhập được vào Bulgaria cũng đồng nghĩa sẽ bước được vào thị trường EU

Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.

Tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang hết sức quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Vì sao doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các công ty thương mại để cung cấp nguyên liệu với giá cạnh tranh, hỗ trợ thực hiện thủ tục hải quan, đề xuất phương thức sản xuất mới, cơ giới hoá và tự động hóa cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp... là giải pháp chuyên gia Nhật Bản chia sẻ.
Dòng tiền âm, SAM Holdings vẫn bảo lãnh cho công ty con
SAM Holdings bảo lãnh cho công ty con toàn bộ số tiền gốc, các khoản lãi, phạt và các khoản phải trả khác (không giới hạn số tiền) theo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh và các phụ lục/hợp đồng sửa đổi, bổ sung kèm theo (nếu có).
Cấp đổi Giấy phép thành lập cho OCEAN BANK
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Giấy phép số 14/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại đối với Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương - OCEAN BANK.
Dệt May Gia Định bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, Gilimex muốn thoái sạch vốn
Gilimex đang sở hữu 25,91% vốn điều lệ tại Công ty CP Dệt May Gia Định - doanh nghiệp đang bị Kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Tập đoàn T&T Group hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn VNPT
Ngày 4/7/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tổng thể, toàn diện giai đoạn 2022-2026.
Nghệ An: Giới thiệu ứng dụng mobile miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp kết nối dễ dàng với chính quyền và các cơ quan
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An vừa giới thiệu ứng dụng mobile miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối dễ dàng với chính quyền và các cơ quan...
PV GAS đạt lợi nhuận kinh doanh tăng trưởng tốt trong lĩnh vực dầu khí
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2021. Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, giá dầu tăng mạnh đang giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành hưởng lợi lớn.
Sáu tháng đầu năm 2022 Phú Thọ có gần 500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tính từ đầu năm đến ngày 21/6/2022 theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ có 491 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 7.077,0 tỷ đồng, tăng 28,2% về số doanh nghiệp và tăng 127,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021.
Chủ tịch Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ muốn thoái sạch vốn
Nếu thoái thành công, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ sẽ không còn là cổ đông tại Công ty.
HSBC lựa chọn Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á
Vinamilk được Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC lựa chọn là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất Đông Nam Á với kỳ vọng hưởng lợi khi mặt bằng giá cả hàng hóa đang bước vào giai đoạn ổn định.