Thứ tư 02/07/2025 23:29
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kỷ Hợi 2019 hứa gì?

12/10/2020 00:00
“Tuổi hợi nằm đợi mà ăn”. Sự nhàn nhã gắn với tuổi hợi là xu hướng nổi trội trong số mệnh của con người. Đây là một sự chiêm nghiệm được đúc kết từ ngàn năm xưa cũ, hơn là một chân lý có thể được chứng minh. Ngàn năm đã qua đi và ngàn năm đang trở lạ

Những điều Năm Kỷ Hợi 2019 hứa hẹn xem ra thật là đa nghĩa. Cơ hội lắm, nhưng thách thức cũng rất nhiều

Đúng hay không là câu hỏi thật không dễ trả lời. Biết đâu để chiêm nghiệm được chúng ta lại cần phải có cả ngàn năm nữa. Chuyện “Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn” có đúng hay không, vì vậy xem ra còn phải bàn cãi dài dài. Thế nhưng, một năm tuổi Hợi nữa-Năm Kỷ Hợi 2019, lại đang đến với chúng ta. Năm Kỷ Hợi 2019 có mang lại sự nhàn nhã như những gì đã được chiêm nghiệm hay không? Thực ra, nhàn nhã là một khái niệm động. Không phải làm gì cả là nhàn nhã, nhưng làm mọi việc một cách dễ dàng, hanh thông cũng là nhàn nhã. Trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, quên cái chuyện không phải làm gì cả đi! Còn để làm mọi việc dễ dàng, hanh thông thì chí ít cũng cần phải tìm hiểu xem Năm Kỷ Hợi 2019 đang hứa hẹn những điều gì với chúng ta.

Những điều Năm Kỷ Hợi 2019 hứa hẹn xem ra thật là đa nghĩa. Cơ hội lắm, nhưng thách thức cũng rất nhiều. Thách thức và cơ hội thường đan xen với nhau, chuyển hóa cho nhau. Cơ hội không biết tận dụng sẽ trở thành thách thức. Thách thức được đối mặt để vượt qua lại có thể trở thành cơ hội. Dưới đây xin được kể ra một đôi điều để chúng ta cùng suy ngẫm. Trước hết, Năm Kỷ Hợi 2019 sẽ là năm đầu tiên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực. Đây là một Hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, đề cập không chỉ đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ, điều chỉnh hàng rào kỹ thuật…, mà còn cả các vấn đề mới như lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước… Nhiều người cho rằng đây là cơ hội không chỉ để mở rộng thị trường, mà còn để cải cách thể chế. Những cam kết mới đặc biệt về lao động, về môi trường, về mua sắm của chính phủ… sẽ thúc đẩy chúng ta cải cách thể chế nhiều hơn nữa. Và các tiêu chuẩn cao cũng giúp chúng ta vươn lên đạt chuẩn mực của thế giới. Tuy nhiên, mở rộng thị trường cũng có nghĩa là mở rộng cạnh tranh. Thua ngay tại sân nhà là điều có thể xảy ra với cả các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, các chuẩn mực mới về lao động, về môi trường… không được tuân thủ cũng có thể dẫn tới sự tẩy chay và kiếu kiện. Vấn đề là chúng ta phải nhanh chóng nâng cao năng lực không chỉ để cạnh tranh với thiên hạ, mà còn để thực thi nghiêm túc các cam kết của mình.

Hiệp định CPTPP mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức

Hai là, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa biết sẽ đi đến đâu, nhưng tác động của nó chắc chắn sẽ lớn hơn trong năm Kỷ Hợi 2019. Tác động của cuộc chiến này cũng thật đa nghĩa. Hiệu ứng vạ lây của chuyện “trâu bò đánh nhau” có thể có, tuy nhiên có vẻ chưa chắc đã nhiều. Điều dễ thấy hơn là sự bất ổn sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp tìm cách chạy trốn khỏi Trung Quốc. Xu thế này sẽ gia tăng tại Trung Quốc khi chiến dịch tẩy chay hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng trở thành một thứ mốt thời thượng để bày tỏ lòng yêu nước. Trong cuộc tháo chạy này, Việt Nam có thể là một điểm đến mới. Vấn đề là Việt Nam hay đến Indonesia, Thailand, Campuchia… sẽ hấp dẫn hơn? Ngoài ra, một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào FDI không phải là không có rủi ro. Các doanh nghiệp FDI chạy khỏi Trung Quốc thì cũng có thể chạy khỏi Việt Nam. Khi thị trường thế giới thay đổi và các doanh nghiệp này chạy khỏi Việt Nam thì chúng ta sẽ còn lại những gì? Đó là chưa nói tới tình trạng các doanh nghiệp FDI có thể lấn át các doanh nghiệp trong nước. Do sinh sau, đẻ muộn, nên đa số các doanh nghiệp trong nước đều khá nhỏ bé và khá hạn chế về năng lực cũng như kinh nghiệm. Một cuộc cạnh tranh bình đẳng ở đây sẽ giống với sự “bình đẳng” của một võ sĩ quyền anh siêu nặng so găng với một võ sĩ siêu nhẹ. Chính vì vậy, thu hút đầu tư nước ngoài thì cũng phải tính toán để các doanh nghiệp FDI có thể bổ sung cho nền kinh tế mà lại không chèn ép và thủ tiêu các doanh nghiệp trong nước.

Ba là, năm Kỷ Hợi 2019 sẽ tiếp tục xu thế trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Sự ra mắt các sản phẩn ô tô, xe máy điện rồi đến điện thoại di động của Tập đoàn Vingroup cho thấy tập đoàn này hoạt động kinh tế hiệu quả như thế nào. Có những việc các doanh nghiệp của Nhà nước loay hoay hàng chục năm trời không triển khai được, thì tập đoàn này chỉ mất 1-2 năm để hoàn thành. Các sản phẩm, dịch vụ được đặt tên bắt đầu từ chữ Vin (hoặc V) như một phần của thương hiệu Vingroup đang ngày càng tràn ngập thị trường từ Vinhome, VinCity, Vinmec, Vinschool, VinMart đến Vinfast, VSmart… Quả thực, Vingroup không còn là một tập đoàn nữa mà đã thực sự trở thành một nền kinh tế. Điều đáng nói là có vẻ như nền kinh tế này đang được vận hành hiệu quả hơn rất nhiều. Bên cạnh Vingroup, các tập đoàn tư nhân khác như Sungroup, Trường Hải Motor… cũng đang làm ăn rất năng động và hiệu quả. Bên cạnh, các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp tư nhân thật sự là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong năm Kỷ Hợi 2019. Điều này, đặc biệt đúng khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn; đầu tư công thì cũng ngày càng hạn chế.

Bên cạnh Vingroup thì các tập đoàn tư nhân khác như Sungroup, Trường Hải Motor… cũng đang làm ăn rất năng động và hiệu quả.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân rất dễ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản thân hữu bùng phát, rất dễ tạo điều kiện cho lợi ích nhóm tác động mạnh mẽ lên quá trình ban hành chính sách và pháp luật. Đây là thách thức chúng ta phải nhận thấy trước và tìm cách hóa giải. Minh bạch hóa quá trình hình thành chính sách, pháp luật và bảo đảm chế độ trách nhiệm giải trình là một trong những cách như vậy. Ngoài ra, cũng cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật về vận động hành lang.

Cơ hội và thách thức của Năm Kỷ Hợi 2019 xem ra còn rất nhiều. Thế nhưng ngày xuân năm mới nói nhiều chưa chắc đã nên. Nên hơn là kết thúc bài viết với lời chúc Năm mới Kỷ hợi 2019 an nhàn, thịnh vượng tới muôn nhà!

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Tin bài khác
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.