Kinh tế Trung Quốc chưa thể phục hồi hoàn toàn từ đại dịch Covid-19

09:24 17/06/2021

Đó cũng chính là lời nhận định của Li Daokui, một cựu cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc chưa trở lại trạng thái bình thường 100%, mà chỉ có thể dừng lại ở mức 90%.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang “quá khích” trong việc kiềm chế mức nợ, một nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc nói với CNBC, đồng thời thừa nhận rằng nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch.

Trung Quốc, nơi virus corona được phát hiện lần đầu tiên, là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm ngoái. Quốc gia này đã báo cáo mức tăng trưởng 2,3% vào năm 2020 so với một năm trước, chủ yếu là do xuất khẩu trong khi tiêu dùng phục hồi chậm lại .

“Nhìn chung, tôi nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc chưa trở lại trạng thái bình thường 100%, mà chỉ có thể dừng lại ở mức 90%", Li Daokui, Li Daokui, nói trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu phát triển trực tuyến của CNBC vào thứ ngày 17/06.

Cờ Trung Quốc vẫy trước cảnh quan thành phố Thượng Hải.
Cờ Trung Quốc vẫy trước cảnh quan thành phố Thượng Hải.

Li cũng là một cựu cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông cho biết các nhà hoạch định chính sách nên cho phép nền kinh tế có thêm thời gian để phục hồi ngay trước khi giảm nợ. Ông cho biết, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ vẫn đang phải gặp khó khăn. 

Đó là do năm qua nợ tiếp tục tăng trong nền kinh tế Trung Quốc khi các nhà chức trách cố gắng giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn để vượt qua những thách thức do Covid-19 gây ra. Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng hạn chế tăng trưởng vay nợ ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, vì lo ngại rằng mức nợ tăng cao sẽ đe dọa sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Li cũng cảnh báo rằng, sức mạnh tương đối của nền kinh tế Mỹ sẽ làm tăng nguy cơ tháo chạy vốn khỏi Trung Quốc và các khu vực khác trên thế giới. Di chuyển vốn xảy ra khi tiền hoặc tài sản rời khỏi một quốc gia khi một quốc gia khác mang lại lợi nhuận hoặc cơ hội đầu tư tốt hơn.

Giáo sư giải thích rằng sự phục hồi kinh tế ở Mỹ làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang bình thường hóa chính sách tiền tệ. Điều đó sẽ thu hút vốn từ các quốc gia khác vào Mỹ, ông nói thêm.

Ông Li nói: “Dòng tiền nước ngoài đầu tư chính thức vào nền kinh tế Trung Quốc sẽ tìm kiếm giải pháp thay thế khác khi quay trở lại Mỹ”, Li nói.

Ông nói: “Đó là một nguy cơ chung cho toàn thế giới, đặc biệt gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với các nền kinh tế như Ấn Độ và Brazil, vốn vẫn đang phải gánh chịu hậu quả từ đại dịch Covid-19”.

Một số nhà kinh tế cho rằng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu giảm tốc việc sử dụng chương trình mua tài sản để kích thích tăng trưởng, sớm nhất là vào cuối năm nay. Nhưng họ nói rằng một đợt tăng lãi suất có thể sẽ không xảy ra cho đến năm 2023.

Bảo Bảo (Theo CNBC)