Chủ nhật 22/12/2024 00:05
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 45 tỉ USD vào năm 2025

15/03/2024 11:02
Trong giai đoạn từ 2023 đến 2025, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số dự kiến là 20%, với các lĩnh vực cụ thể như thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, gọi xe công nghệ, đặt đồ ăn trực tuyến và truyền thông số dự kiến sẽ tăng trưởng đến 22%.

Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố một báo cáo tổng quan về nền kinh tế của Việt Nam, tập trung vào sự phát triển của nền kinh tế số.

Theo báo cáo, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong giai đoạn từ 2023 đến 2025, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số dự kiến là 20%, với các lĩnh vực cụ thể như thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, gọi xe công nghệ, đặt đồ ăn trực tuyến và truyền thông số dự kiến sẽ tăng trưởng từ 15% đến 22% trong giai đoạn này.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, ba thành phố lớn có mức độ tham gia kỹ thuật số cao nhất là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Các dịch vụ tài chính số cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ so với dự đoán ban đầu, với tỷ lệ tăng trưởng từ 13% đến 28% trong giai đoạn 2023-2025 cho các nhóm ngành thanh toán số, cho vay số, bảo hiểm số và quản lý tài sản số.

Kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 45 tỉ USD vào năm 2025
Kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 45 tỉ USD vào năm 2025.

Nhóm người dùng chi tiêu cao hơn trung bình 5,4 lần. Chi tiêu cho trò chơi, gọi xe, thương mại điện tử, giao đồ ăn và du lịch lần lượt cao gấp từ 4,9 đến 6,7 lần so với nhóm người dùng chi tiêu thấp hơn.

Ngoài ra, giá trị đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực mới cũng đã tăng trong nửa đầu năm 2023. Các lĩnh vực này bao gồm các doanh nghiệp B2B, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, tiền mã hóa và các nền tảng mua bán bất động sản, ô tô...

Đầu tư tư nhân cũng tập trung vào các lĩnh vực như du lịch, thực phẩm và vận tải, truyền thông số và thương mại điện tử.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đã chỉ ra 4 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Thứ nhất là sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Sự sụt giảm trong nhu cầu xuất khẩu đã làm chậm đáng kể đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2023. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các công ty toàn cầu muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế này, Việt Nam cần đảm bảo đầu tư công để giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng. Đây sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng từ sản xuất và xuất khẩu.

Thứ hai là doanh nghiệp nội địa thúc đẩy tăng trưởng truyền thông kỹ thuật số. Thị trường truyền thông kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu nội địa lớn của các doanh nghiệp trong nước. Gaming, đặc biệt là game mobile, đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, với một số các nhà phát triển game nội địa đã đạt được thành công trên trường quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, ngay cả khi nạn vi phạm bản quyền gây khó khăn cho mô hình đăng ký.

Thứ ba là thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục nở rộ. Thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến ngày càng tăng của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc khi Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Cuối cùng là du lịch nội địa giúp các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành du lịch được dự kiến sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Mặc dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại, nhưng sự ra mắt của các hãng hàng không mới và sự gia tăng số lượng đường bay quốc tế đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Thời gian qua, Công ty Điện lực Sơn La đã tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ra mắt tính năng

Ra mắt tính năng ''Ứng dụng chính thức của Chính phủ'' trên Google Play

Tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ’ trên Google Play giúp người dùng dễ dàng nhận diện các ứng dụng chính thức do cơ quan nhà nước phát hành.
Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Hiện doanh nghiệp Nghệ An còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vậy, cần những giải pháp nào để doanh nghiệp Nghệ An khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số?
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nếu không ứng dụng công nghệ, ngành Thuế sẽ rất khó để thực hiện công tác phòng chống gian lận thuế và hoàn thành nhiệm vụ quản lý thuế.
Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Để đạt được mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025, cùng với các giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế.
Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”.
Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số đang trở thành yếu tố cốt lõi trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển bền vững và giúp các quốc gia vượt qua thách thức kinh tế.
Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống của người dân, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh năm 2025.
Phát huy nền báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới

Phát huy nền báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới

Ngày 6/12, tại TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam.
Cần Thơ triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng VNeID

Cần Thơ triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng VNeID

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND, nhằm triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua Ứng dụng định danh quốc gia VNeID trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội sẽ chính thức khai trương

Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội sẽ chính thức khai trương

Ngày mai (6/12), tại VNPT IDC Hoà Lạc - Tập đoàn VNPT Khu Công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Thạch Thất, sẽ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội.
Chuẩn bị mở Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Chuẩn bị mở Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cổng Thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử là bước đi chiến lược trong bối cảnh kinh doanh trên nền tảng số ngày càng mở rộng tại Việt Nam.
Nghệ An chỉ đạo làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp

Nghệ An chỉ đạo làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Nghệ An vừa chỉ đạo triển khai làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…
Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Việt Nam mở rộng thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR thêm 3 nước

Theo định hướng chiến lược năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới thanh toán QR xuyên biên giới đến các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thành lập sàn dữ liệu - cơ hội mới từ thị trường dữ liệu

Thành lập sàn dữ liệu - cơ hội mới từ thị trường dữ liệu

Sàn dữ liệu được thành lập từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.