Kim cương giá rẻ bùng nổ tại nhiều thị trường trên thế giới
- 5
- Cơ hội giao thương
- 14:56 25/01/2022
DNHN - Cơn sốt điên cuồng với một thứ ‘nhỏ bé lấp lánh’ giá rẻ.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại một động lực tích cực cho các nhà khai thác.
Nhu cầu về kim cương đang tăng vọt từ những đợt phong tỏa đầu tiên của Covid-19 và vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Giờ đây, ngay cả những viên đá rẻ và nhỏ nhất cũng đang bị cuốn vào cuộc mua bán điên cuồng.
Kim cương cấp thấp là loại kim cương bạn có thể tìm thấy trong thứ đồ trang sức được bày bán tại các cửa hàng bách hóa ở địa phương. Việc kinh doanh loại kim cương này đã gặp nhiều khó khăn trong hầu hết thập kỷ qua. Tình trạng các loại đá giá rẻ bị dư nguồn cung và nhu cầu tăng trưởng không ổn định đã kéo giá giảm, lợi nhuận thấp.
Nhưng 3 tháng qua đã cho thấy một cú lộn ngược dòng mạnh mẽ. Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tăng, những người tiêu thụ khoảng một nửa trang sức kim cương trên khắp thế giới. Việc đóng cửa một trong những mỏ lớn nhất thế giới cũng gây áp lực lên nguồn cung.
Trên thị trường kim cương thô, giá trị của những viên kim cương cấp thấp đã tăng vọt. Mặc dù điều này không khiến giá sản phẩm trên các kệ hàng tự động tăng tương tự, giá của những trang sức kim cương rẻ nhất có thể bắt đầu tăng. Và có khả năng những viên đá lấp lánh trong những đôi khuyên tai giá rẻ sẽ nhỏ đi hoặc có nhiều khuyết điểm hơn, khi các nhà bán lẻ tìm cách cắt giảm chi phí.
Nhu cầu kim cương gia tăng ở khắp mọi nơi. Signet Jewelers, công ty sở hữu các nhà bán lẻ bao gồm Kay Jewelers và Zale, cho biết trong tuần này rằng, doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ đạt kỷ lục và nâng kỳ vọng doanh thu lên gấp 6 lần kể từ tháng Tư.
Alrosa PJSC của Nga, công ty cạnh tranh với De Beers để trở thành công ty khai thác kim cương lớn nhất, cũng báo cáo doanh thu hàng năm cao nhất từ trước đến nay.
Theo nguồn thạo tin, De Beers đã phản ứng lại bằng cách tăng giá kim cương thô lên gần 10%. Đây là một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm. Mức tăng lớn nhất nằm ở các mặt hàng giá rẻ nhất, loại đá được bán với giá dưới 200 USD trong các cửa hàng, một số loại tăng giá gần 20%.
Ngành công nghiệp kim cương là một trong những ngành giành chiến thắng bất ngờ khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với trang sức kim cương đã tăng mạnh trong năm ngoái, trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Những người bị cách ly ở nhà và hạn chế mua các mặt hàng xa xỉ, đã quay sang mua rất nhiều kim cương khi đại dịch kéo dài.
Sự phục hồi của ngành kim cương được củng cố bởi người tiêu dùng Mỹ. Nhu cầu về đồ trang sức đã tăng hơn 30% so với năm 2021. Đồng thời, nguồn cung cũng chịu áp lực sau khi tập đoàn Rio Tinto đóng cửa mỏ Argyle khổng lồ, nơi sản xuất một số loại đá rẻ nhất thế giới. Trong khi đó, các mỏ khác như dự án Venetia của De Beers đã cắt giảm hoạt động.
Các loại đá cấp thấp có giá cao hơn là một tin vui cho những nhà khai thác, nhưng không hẳn là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Mặc dù mỗi mỏ khai thác đều khác nhau, nguyên tắc chung vẫn là 20% sản lượng những viên đá tốt nhất chiếm 80% lợi nhuận.
Mai Chi
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
#cơ hội giao thương

Giá bạch kim, Paladi toàn cầu tăng vọt, được săn đón hơn vàng
Vàng và bạc không phải là kim loại quý duy nhất trải qua giai đoạn sóng gió do đại dịch. Bạch kim và paladi (chung nhóm PGM)cũng có thể là những kim loại quý bắt đầu quay trở lại đường đua tăng giá.

Giá lương thực Indonesia tăng báo động
Indonesia đang phải chịu mức giá lương thực cao nhất ở Đông Nam Á.

Thái Lan chính thức kiểm soát giá thịt lợn, gà
Thái Lan đưa thịt lợn, thịt gà vào danh mục kiểm soát giá.

Giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục leo thang
Tuần trước, giá gạo tại nhà xuất khẩu hàng dầu thế giới, Ấn Độ, leo đỉnh hơn 7 tháng vì thiếu tàu hoả chở hàng, trong khi giá gạo Thái Lan cũng lên cao nhất kể từ tháng 7/2021 vì đồng baht mạnh.

Đánh giá về diễn biến của thị trường thịt toàn cầu
Nhà phân tích thị trường thực phẩm Jim Wyckoff đã có những đánh giá về diễn biến của thị trường protein toàn cầu trong thời gian tới, sau khi thế giới chứng kiến một năm 2021 giá cả các mặt hàng này leo lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.