Kiểm toán Nhà nước nêu vấn đề của một số tổ chức tài chính, ngân hàng

10:15 14/09/2022

Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính ( BCTC), các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng.

Cụ thể, năm 2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,23%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất. Các tổ chức tài chính, ngân hàng, được kiểm toán đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%. 

Ảnh minh họa
Kiểm toán Nhà nước nêu vấn đề của một số tổ chức tài chính, ngân hàng. Ảnh minh họa. 

Một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chưa thu được khoản đầu tư tiền gửi 330 tỷ đồng/580 tỷ đồng tại Công ty CP Tài chính Handico từ năm 2011, một trong số các Ngân hàng TMCP sở hữu vốn Nhà nước lỗ 426 tỷ đồng,...

Số khoản nợ chưa xử lý dứt điểm như không phải trả 907.461,13 EURO không có hồ sơ chi tiết. một trong số các Ngân hàng TMCP sở hữu vốn Nhà nước chưa nộp NSNN khoản thu hồi được từ nợ ngoại bảng đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá BIDV 34 tỷ đồng, VCB 1,16 tỷ đồng....

Mức giảm lãi xuất cho vay bình quân chậm hơn mức giảm lãi suất tiền gửi bình quân, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi duy trì ở mức cao như tháng 1/2020 là 4,12%; tháng 12/2020 là 4,61%. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam tăng trưởng tín dụng vượt mức tối đa cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là vượt 3.318 tỷ đồng.

Một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp, ngoại trừ các trường hợp năm 2021 các ngân hàng đã phân loại vào nhóm nợ cao hơn hoặc đã tất toán nợ vay nên KTNN không điều chỉnh nhóm nợ; kết quả kiểm toán còn điều chỉnh nhóm nợ tại PGB: Giảm dư nợ nhóm 1 là 45,49 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 34,07 tỷ đồng, nhóm 3 là 9,62 tỷ đồng, nhóm 4 là 0,35 tỷ đồng, nhóm 5 là 1,45 tỷ đồng; một trong số các Ngân hàng TMCP sở hữu vốn Nhà nước: giảm dự nợ nhóm 1 243,94 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 166,10 tỷ đồng, nhóm 3 là 34,72 tỷ đồng, nhóm 4 là 15,93 tỷ đồng, nhóm 5 là 27,19 tỷ đồng.

Tại PGB: không điều chỉnh dư nợ nhóm 1 là 622,46 tỷ đồng; tăng dự nợ nhóm 2 là 132,43 tỷ đồng, nhóm 3 là 275,02 tỷ đồng, nhóm 4 13,18 tỷ đồng, nhóm 5 là 201,83 tỷ đồng; một trong số các Ngân hàng TMCP sở hữu vốn Nhà nước: Không điều chỉnh giảm dự nợ nhóm 1 là 7.197,01 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 2.735,56 tỷ đồng, nhóm 3 là 3.677,05 tỷ đồng, nhóm 4 là 384,51 tỷ đồng, nhóm 5 là 399,89 tỷ đồng; tại NHHTX: Không điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 245,8 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 0,46 tỷ đồng, nhóm 3 16,02 tỷ đồng, nhóm 4 là 26,96 tỷ đồng, nhóm 5 là 202,36 tỷ đồng.

Quản lý, sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế, trong đó Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn 3 thửa đất diện tích 1.698,3 m2 đang để trống chưa sử dụng; một trong số các Ngân hàng TMCP sở hữu vốn Nhà nước chưa hoàn thành. Việc lập báo cáo kê khai đối với tất cả các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý theo quy định.

Còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay như thẩm định sơ sài; định kỳ chưa đánh giá lại tài sản bảo đảm; thiếu chứng từ giải ngân/tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn; kiểm tra, giám sát sau cho vay còn sơ sài; gia hạn nợ vượt quá thời gian. 

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác, ngoại trừ các trường hợp 2021 các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng hoặc đã tất toán nợ vay nên KTNN không điều chỉnh tăng trích dự phòng rủi ro tín dụng.

Ngân hàng chính sách (NHCS) còn nhiều trường hợp cho vay vượt hạn mức; và cho vay đối tượng không phù hợp với mục tiêu của chương trình, dẫn đến xác dịnh số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí từ NSNN tăng thêm 0,58 tỷ đồng. 

P.V