Thứ hai 16/06/2025 13:46
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ kéo dài

08/10/2021 16:10
Giá khí đốt tự nhiên tăng một cách bất thường, chi phí than tăng vọt, dự đoán giá dầu lên đến 100 đô la là những sự kiện báo hiệu cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ còn kéo dài.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Getty Images)

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do tác động từ thời tiết cực đoan, phục hồi chậm báo động đỏ khi mùa đông đang đến gần. Các chính phủ trên thế giới cố gắng hạn chế tác động tiêu cực đến người tiêu dùng nhưng khó có thể ngăn chặn được tình trạng trong nay mai.

Bức tranh khủng hoảng phức tạp và áp lực quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, sạch ngày càng đè nặng lên vai các chính phủ trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sẽ diễn ra vào tháng 11. Ở Trung Quốc diễn ra tình trạng mất điện liên miên, tại Ấn Độ, các nhà máy điện tranh giành nguồn than. Phe ủng hộ người tiêu dùng ở châu Âu đang kêu gọi không ngắt điện nếu khách hàng chưa thể giải quyết kịp thời các hóa đơn. Giám đốc năng lượng EU Kadri Simson cho biết hôm thứ tư: "Cú sốc giá được coi là cuộc khủng hoảng bất ngờ ở thời điểm quan trọng". Ông đồng thời xác nhận khối sẽ vạch ra những chính sách phản ứng dài hạn trong tuần tới với ưu tiên trước mắt là giảm thiểu tác động xã hội và bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Theo dữ liệu từ Independent Commodity Intelligence, ở châu Âu, khí đốt tự nhiên hiện đang giao dịch ở mức tương đương 230 đô la / thùng, giá dầu tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và cao gấp 8 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Tại khu vực Đông Á, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 85% kể từ đầu tháng 9, đạt khoảng 204 đô / thùng. Giá vẫn thấp hơn nhiều ở Hoa Kỳ, nước xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên nhưng vẫn ở mức cao nhất trong 13 năm.

Nikos Tsafos, chuyên gia năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, nhận định: "Nhiều người đang lo sợ về viễn cảnh mùa đông sắp tới sẽ ra sao". Các chiến lược nhằm đảm bảo nguồn khí đốt tự nhiên đã đẩy giá than và dầu lên cao nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu. Tình hình hiện tại khiến các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư sốt sắng. Giá năng lượng tăng đang góp phần gây ra lạm phát, vốn đã trở thành một mối quan tâm lớn khi nền kinh tế toàn cầu cố gắng loại bỏ những tác động kéo dài của Covid-19.

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch. Nhu cầu khổng lồ đã cản trở quá trình tái cung cấp thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hè tại Nga. Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale cho hay: "Giá điện năng ở châu Âu tăng vọt hiện nay là sự kiện chưa từng có. Chưa bao giờ giá điện tăng nhanh như vậy". Thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới sẽ tạo ra nhiều căng thẳng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên để sản xuất năng lượng, như Ý và Vương quốc Anh. Anh đang ở trong tình thế đặc biệt khó khăn vì nước này thiếu khả năng lưu trữ và đang phải đối phó với sự cố vỡ đường dây điện với Pháp.

Henning Gloystein, giám đốc nhóm năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công ty tư vấn Eurasia Group, chỉ ra: “Vương quốc Anh có nguy cơ cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu về tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông. Nếu điều này xảy ra, chính phủ có thể sẽ yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cấp cho các hộ gia đình". Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008, theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố. Hóa đơn năng lượng cao hơn có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho các danh mục như quần áo và các hoạt động ăn uống bên ngoài. Nếu các doanh nghiệp được yêu cầu cắt giảm hoạt động để bảo tồn nguồn điện, điều đó cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.

Tập đoàn Xuân Thiện tài trợ bài viết này

TL (theo CNN)

Tin bài khác
Xuất khẩu rau quả: Không có thị trường nào "dễ tính"

Xuất khẩu rau quả: Không có thị trường nào "dễ tính"

Mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD của Việt Nam trong năm 2025 xem ra khá nhọc nhằn, nếu bản thân mỗi doanh nghiệp không tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường.
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.