Khởi nghiệp từ đèn gỗ
- Khởi nghiệp
- 09:15 21/02/2019
Với ý tưởng độc đáo kết hợp giữa gỗ và đèn, cùng sự hỗ trợ của công nghệ, Đinh Đức Thắng - Giám đốc Công ty CP AKZ đã tạo ra những chiếc đèn gỗ lung linh, độc đáo được thị trường đón nhận.
Quyết định mạo hiểm
Đến thăm xưởng sản xuất của Công ty CP AKZ, ngắm nhìn những chiếc đèn hình hoa sen, hoa cúc, chiếc nơm, cái đó… tôi khá bất ngờ khi được biết những chiếc đèn lung linh, mềm mại đó được tạo nên từ vật liệu thô cứng là gỗ. Thú vị hơn nữa, những chiếc đèn gỗ đó được tạo ra từ bàn tay và trí tuệ của một chàng kỹ sư tự động hóa.
![]() |
Anh Đinh Đức Thắng và những chiếc đèn làm bằng gỗ. Ảnh: Phương Nga |
Tốt nghiệp trường Đại học Điện Lực, Đinh Đức Thắng không đi theo chuyên ngành mình được đào tạo bài bản mà lại rẽ ngang sang làm kinh doanh. Thắng từng thử sức làm rất nhiều nghề, từ nhân viên kinh doanh bất động sản, kinh doanh thời trang, bán hàng online, đến bán hàng trên các sàn thương mại điện tử… Tích lũy được kinh nghiệm, Thắng bắt đầu ấp ủ mong muốn xây dựng một sự nghiệp của riêng mình với một ý tưởng mang tính đột phá.
Trong một lần đi du lịch ở Mai Châu tình cờ nhìn thấy chiếc đèn lồng trong một quán cà phê, Thắng đã nảy ra ý tưởng thú vị sẽ kết hợp giữa đèn và gỗ. Sau một thời gian tìm hiểu sản phẩm tương tự của một số nước, năm 2016 Thắng quyết định bắt tay vào sản xuất đèn gỗ với việc thành lập Công ty CP AKZ.
Quyết định thành lập công ty được cho là một sự mạo hiểm và dũng cảm của Thắng vào thời điểm bấy giờ. Bởi đây là một sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam, mặt khác Thắng lại chưa có kiến thức về quản lý DN.
“Thời gian đầu, tôi gặp rất nhiều khó khăn, luẩn quẩn trong mớ bòng bong không biết phải bắt đầu từ đâu, làm gì và làm như thế nào” – Thắng tâm sự. Tuy nhiên, với lợi thế là một kỹ sư điện lực chuyên ngành tự động hóa, Thắng đã làm quen với công việc khá nhanh, bắt tay vào thiết kế, sau đó là ứng dụng tự động hóa để tạo hình. Quy trình tự động hóa được lập trình sẵn từ khâu tạo mẫu sản phẩm, thiết kế trên phần mềm 3D, sau đó máy cắt laser sẽ cắt. Bằng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo về số lượng lớn để cung cấp cho thị trường.
Chọn mặt gửi vàng
Sau khi giải quyết xong bài toán về sản phẩm, Thắng lại phải đối mặt với việc bán sản phẩm như thế nào. Thắng kể: Với quan niệm “khách hàng là những người mua hàng”, tôi tìm đến tất cả các cửa hàng, đại lý để xin ký gửi đại trà sản phẩm.
Tuy nhiên, đây là một sai lầm khi đã lựa chọn sai đối tượng khách hàng. Bởi, muốn làm chuyên nghiệp cần phải xác định lại đối tượng khách hàng, xác định lại mục tiêu tiếp cận khách hàng. “Khi khách hàng không phải bỏ vốn ra đầu tư thì họ sẽ không có tâm huyết bán sản phẩm và chỉ coi đó là một cuộc dạo chơi” – Thắng cho hay.
Sau 6 tháng đưa hàng ra thị trường, hàng không bán được, vốn tồn đọng ở hàng trưng bày khá nhiều đã khiến DN của Thắng rơi vào khủng hoảng. Lúc này Thắng mới ngồi lại và rút ra rằng, cần phải thay đổi mục tiêu tiếp cận khách hàng, tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi ký gửi sản phẩm.
Theo đó, đối tượng “khách vàng” mà Thắng hướng tới không phải nhóm khách lẻ mà là những nhóm kiến trúc sư, cửa hàng bán đèn và đội thợ thi công. Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng, bởi họ là người trực tiếp tiếp cận và định hướng sự lựa chọn cho khách hàng của họ. Khi có nhóm khách hàng chất lượng, lúc này Thắng sử dụng chiến lược tặng sản phẩm cho khách hàng hoặc bán cho khách hàng với giá thấp và luôn trưng cầu ý kiến đóng góp của khách hàng để cải tiến sản phẩm.
Với sự kết hợp giữa 2 thế mạnh đó là giá trị văn hóa Việt trong từng sản phẩm và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, sản phẩm đèn gỗ mang thương hiệu AKZ đã tìm được cho mình chỗ đứng trên thị trường. Hiện trung bình mỗi ngày công ty có thể sản xuất ra từ 300 – 500 sản phẩm. Công ty đã xây dựng được hơn 20 đại lý ở các tỉnh, thành phía Bắc, tạo công ăn việc làm cho 6 công nhân. Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Thắng cho biết sẽ tiếp tục nâng công suất lên khoảng 2.000 sản phẩm/ngày và phát triển đại lý ở 63 tỉnh trên cả nước. Mục tiêu xa hơn mà Thắng hướng tới là xuất khẩu sản phẩm đèn gỗ của mình ra nước ngoài.
Phương Nga
Tin liên quan
#CEO

7 thói quen hàng ngày của những CEO thành công
Những người được vinh danh trong danh sách Inc. 5000 đã chia sẻ một số biện pháp, thói quen hàng ngày để nâng cao năng suất, giảm bớt căng thẳng, từ đó hoàn thành tốt công việc của mình.

Các CEO, nhà đầu tư có lời khuyên gì trong đại dịch Covid-19?
2019 là một năm bùng nổ của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp bước vào 2020 với tâm thế sẵn sàng gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa. Thế nhưng sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 và những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng khủng hoảng tài chính khiến viễn cảnh tươi đẹp trở nên ảm đạm hơn. Nhiều người đã phải đóng cửa vì đại dịch coronavirus . Trong khi một số có thể không bao giờ mở cửa trở lại. Tìm hiểu về các lời khuyên của các CEO, các nhà đầu tư để được lắng nghe chia sẻ và phân tích của họ , cũng như một vài lời gợi ý dành cho các doanh nghiệp, doanh nhân để có thể tồn tại và vực dậy mạnh mẽ hơn hậu đại dịch.

Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là "Nhân vật của năm"
Những gì Nadella làm được trong hơn 5 năm kể từ khi "thế chỗ" Steve Ballmer thực sự đã làm nên lịch sử cho Microsoft.

“Bí mật” phía sau những gói thù lao hàng chục triệu USD của CEO Mỹ
Việc các CEO doanh nghiệp Mỹ được trả lương hàng chục triệu USD mỗi năm không phải là chuyện hiếm...

7 CEO bị "hất cẳng" khỏi công ty do mình sáng lập
Vài năm trước, trong cuộc thảo luận đầu tư đưa định giá của startup chia sẻ văn phòng WeWork lên 20 tỷ USD, tỷ phú Masayoshi Son của SoftBank đã hỏi Adam Neumann - người đồng sáng lập WeWork, rằng: "Trong một cuộc chiến, người khôn ngoan hay người 'điên' sẽ thắng?".

Những CEO start-up Việt bất ngờ rời ‘ghế nóng’ trong năm 2019
Chỉ trong 6 tháng, Go-Viet đã 2 lần thay CEO. Các công ty con của Scommerce như AhaMove, Giao Hàng Nhanh Express đều có sự biến động về lãnh đạo cấp cao. Ông Nguyễn Hải Ninh rời vị trí CEO của chuỗi cà phê The Coffee House để làm phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Tốt hay xấu chuyện công ty lớn mua lại Startup?
Hầu hết mọi người cho rằng đây là tín hiệu tốt khi cả người sáng lập và nhà đầu tư đều nhận được lợi nhuận, tuy nhiên biên tập viên nổi tiếng, Hunter Walker lại có quan điểm khác.
Loship trở thành startup đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á được nhà đồng sáng lập phần mềm Skype rót vốn
Chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Lozi và sau này là Loship, Golden Gate Ventures đã giới thiệu Loship như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng cho MetaPlanet tại thị trường Đông Nam Á.
Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Vượt qua rào cản màu da, những nữ doanh nhân da màu này đã phá vỡ doanh thu hàng tỉ đô la
Sự nỗ lực của những doanh nhân da màu một lần nữa phá tan định kiến.
Startup đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ in 3D để phát triển tên lửa
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles có những kế hoạch lớn với dự định phóng tên lửa Terran 1 in 3D vào cuối năm nay.
Công bố bản đồ đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844, Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với vai trò trung tâm của startup, bao gồm các thành phần được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí.
Startup Oribi gọi vốn thành công 15,5 triệu USD
Startup Oribi - một công cụ phân tích tiếp thị No-code, đã huy động được 15,5 triệu đô la trong vòng gọi vốn serie-B do Ibex dẫn đầu.
Chàng trai 9X đam mê khởi nghiệp chinh phục khó khăn
Phạm Công Nhất là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm ra trường, anh đã phát triển 5 gian hàng chính hãng tiến tới xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Startup Go2Joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ liên tiếp gọi được hàng triệu USD vốn đầu tư
Vào đầu tháng 2.2021, Go2joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ tiếp tục hoàn thành đợt gọi vốn mới, trong vòng đầu tư A+ với giá trị lên đến 2,3 triệu USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel phát triển mạnh mẽ
Tính đến hết năm 2020, có hơn 30 công ty công nghệ ở Israel được định giá trên 1 tỷ USD. Chỉ trong tháng 01.2021, các công ty khởi nghiệp (startup) của Israel đã huy động được mức kỷ lục 1,44 tỉ USD.