Thứ ba 08/07/2025 10:43
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Jamie Dimon: Từ "người thất nghiệp nổi tiếng nước Mỹ" đến ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall

12/10/2020 00:00
Sau 15 năm, ông đã xây dựng JPM thành ngân hàng nổi tiếng nhất thế giới. Đó là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét theo tài sản và cũng có lợi nhuận cao nhất. Năm 2019 JPMorgan phá vỡ kỷ lục thế giới về lợi nhuận.
Từ "người thất nghiệp nổi tiếng nhất nhất nước Mỹ" đến ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall, công việc của Jamie Dimon ở JPMorgan đã xong?

Trên phố Wall có một giai thoại là sau khi chiến thắng căn bệnh ung thư năm 2014, bất cứ khi nào Jamie Dimon được hỏi ông định nắm ngôi vương ở JPMorgan Chase (JPM) trong bao lâu nữa, câu trả lời luôn là "5 năm nữa". Đôi lúc ông nói câu này kèm theo một cái nháy mắt, có lúc còn kèm theo thái độ có chút bực dọc.

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn sau ngày 5/3, khi người đàn ông 63 tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi trải qua 1 cơn đau tim. Sau đó JPM thông báo rằng ông "đang hồi phục tốt", trong khi hai cấp dưới thân cận Gordon Smith và Daniel Pinto sẽ đảm nhiệm công việc điều hành cho đến khi Dimon quay trở lại. Do đó câu hỏi bao giờ Dimon sẽ lùi về hậu trường, ai sẽ là người thay thế ông lại được chú ý hơn bao giờ hết.

Đối với một người thường không bao giờ tự đánh giá thấp chính bản thân mình như Dimon, ngay cả bản thân ông cũng không thể tưởng tượng mình đã đạt được thành công lớn đến vậy. Sau 15 năm, ông đã xây dựng JPM thành ngân hàng nổi tiếng nhất thế giới. Đó là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét theo tài sản và cũng có lợi nhuận cao nhất. Năm 2019 JPMorgan phá vỡ kỷ lục thế giới về lợi nhuận. Đó cũng là 1 ông lớn ở phố Wall, và mảng bán lẻ rất hùng mạnh.

Dimon chính là ông chủ nổi tiếng nhất của JPM kể từ khi nhà sáng lập John Pierpont Morgan đặt những viên gạch đầu tiên từ cuối thế kỷ 19. Là con trai trong 1 gia đình nhập cư từ Hy Lạp đã định cư ở New York, ông mang đến vẻ dân dã (thậm chí có người cho là thô lỗ) cho ngân hàng từng được coi là quý phái nhất nước Mỹ. Ông luôn khuyến khích sự cởi mở và truyền cảm hứng cho lòng trung thành.

Quyết định quan trọng nhất sự nghiệp

Kể cả khi JPM tiếp tục lớn mạnh và trở thành gã khổng lồ ở phố Wall, và Dimon cũng không ngại ngần đưa ra ý kiến về nhiều vấn đề chính sách công vượt quá tầm hiểu biết của ông, từ cải cách y tế đến chênh lệch giàu nghèo, ông đã tránh được những lời gièm pha mà những lãnh đạo doanh nghiệp lớn khác thường mắc phải. Nhiều lần có tin đồn ông sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính, thậm chí là 1 "chú ngựa ô" nếu trở thành ứng viên Tổng thống.

Quyết định quan trọng nhất trong sự nghiệp của Dimon là từ những năm ông 20 tuổi, khi ông từ chối công việc béo bở tại Goldman Sachs để cùng với người thầy Sanford Weill (sau này là ông chủ của American Express) thành lập 1 công ty tài chính quy mô lớn. Sau một loạt vụ M&A, năm 1998 hai người lập nên đế chế tài chính Citigroup nhưng sau đó 1 năm, giữa họ xuất hiện mâu thuẫn và Weill đã sa thải Dimon. Sau khi từ chối một loạt đề nghị hấp dẫn, Dimon được mệnh danh là "người đàn ông thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ".

Tháng 3/2000, Dimon trở thành CEO của Bank One, ngân hàng lớn thứ 5 ở Mỹ. Và khi JPMorgan thâu tóm Bank One tháng 7/2004, Dimon trở thành chủ tịch kiêm COO của JPMorgan Chase.

Dưới thời Dimon, JPM đã thành công vang dội. Lúc đó Citigroup được coi là ngân hàng tốt nhất nước Mỹ, với giá trị vốn hóa cao gấp đôi JPM và tỷ suất sinh lời ROE ở mức 19,2% trong suốt 5 năm, so với con số 8,9% của JPM.

Thời gian trôi đi và JPM đã thay đổi theo rất nhiều thước đo. Năm 2006, ngân hàng đầu tư của JPMorgan chiếm được thị phần lớn về phí tư vấn trên phố Wall nhưng vẫn bị các đối thủ bỏ xa ở mảng bán lẻ. Ngày nay thì JPM chiếm được ngôi vương ở cả hai mảng.

Mảng bán lẻ của JPMorgan đã lớn mạnh gấp nhiều lần. Nếu như năm 2006 ngân hàng này chỉ nắm 3,6% lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân ở Mỹ thì hiện giờ tỷ lệ là 9%. Khoảng 25% số tài khoản vãng lai mới được mở ra ở Mỹ trong năm ngoái là do JPM phát hành. Tổng tài sản mà JPM thay mặt khách hàng quản lý là 2.700 tỷ USD, cao gấp đôi năm 2006. Những thương vụ M&A trong suốt khủng hoảng tài chính 2008, như vụ Bear Stearns hay quỹ tương hỗ WaMu đã giúp quy mô của JPM nhảy vọt so với các ngân hàng Mỹ và châu Âu khác.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nhất nước Mỹ đến ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall, công việc của Jamie Dimon ở JPMorgan đã xong? - Ảnh 1.

Tỷ lệ ROE của các ngân hàng

Quan trọng nhất, JPM có tình hình tài chính khỏe mạnh. Tỷ lệ lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) là 9 USD trong năm 2019, cao gấp 4 lần so với 2005. Năm 2019 tỷ lệ ROE là 15%, cao hơn vài điểm phần trăm so với các ngân hàng Mỹ và Trung Quốc, gấp đôi so với những ngân hàng khỏe mạnh nhất ở châu Âu. JPM đạt được điều này mà không phải dựa vào những cách thức dễ dàng như tăng tỷ lệ đòn bẩy.

Các nhà đầu tư nhận thức rõ sức mạnh của JPM. Giá trị vốn hóa của ngân hàng cao hơn 50% so với đối thủ gần nhất là Bank of America. JPM cũng đánh bại các đối thủ nước ngoài, ví dụ giá trị vốn hóa cao gấp 6 lần so với Banco Santander – ngân hàng lớn nhất eurozone xét theo giá trị vốn hóa. Trong 15 năm qua tạp chí Economist đã nhắc đến một loạt các ngân hàng toàn cầu - Citigroup, Bank of America, HSBC, Deutsche Bank—có thể trở thành đối thủ thực sự của JPM nhưng họ đều đã bị bỏ lại khá xa.

Đâu là những nhân tố giúp Dimon thành công? Những ông chủ tốt nhất thường có cả hai yếu tố may mắn và thông minh, và Dimon cũng không phải là ngoại lệ. Những ngân hàng châu Âu từng tràn vào Mỹ trong những năm 1990 giờ bị gạt sang 1 bên một phần là bởi những khó khăn trên thị trường nội địa, nơi lãi suất siêu thấp ăn mòn hết lợi nhuận thặng dư. Các ngân hàng Nhật cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Trong một số mảng kinh doanh chủ chốt, Dimon đã tận dụng những cuộc cách mạng trên hệ thống tài chính kể từ khủng hoảng đến nay. Lấy ví dụ mảng giao dịch trái phiếu. Trước khủng hoảng, những ngân hàng đầu tư thành công nhất tập trung vào các giao dịch phái sinh phức tạp. Giờ đây lợi nhuận của họ giảm sút vì một mớ quy định khắt khe được đưa ra sau khủng hoảng. Những ngân hàng mạnh nhất còn trụ lại được đều giỏi về các giao dịch vốn được coi là tẻ nhạt như mua bán các công cụ tài chính bằng vốn của khách hàng thay vì vốn của mình. Đây cũng là thị trường mà ngân hàng của Dimon chiếm lĩnh thị phần lớn.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nhất nước Mỹ đến ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall, công việc của Jamie Dimon ở JPMorgan đã xong? - Ảnh 2.

Giá trị vốn hóa của các ngân hàng

Nhưng ông không chỉ có may mắn mà còn có tầm nhìn chiến lược. Khi tiếp quản JPM, ông đã là một trong những lãnh đạo xuất sắc nhất của phố Wall với vẻ tinh khôn, hình ảnh khá bắt mắt trên sóng truyền hình và thần thái lôi cuốn. Do đó ông thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông. Nhưng ông cũng nổi tiếng là người nghiện số liệu và cắt giảm chi phí. Giá trị mà ông tạo ra được ở Bank One chủ yếu dựa trên sự tằn tiện chứ không phải tăng trưởng doanh thu. Do đó nhiều người hoài nghi liệu ông có thể lặp lại "mánh khéo" tương tự ở JPM, 1 định chế lớn hơn rất nhiều hay không.

Trong lá thư gửi cổ đông năm 2005, lá thư đầu tiên trên cương vị ông chủ JPM, ông vạch ra tầm nhìn khiến mọi người phải trầm trồ. Ông đã viết về mối liên kết rất tự nhiên giữa các bộ phận khác nhau của 1 ngân hàng lớn – giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ và mảng kinh doanh thẻ tín dụng, giữa mảng quản lý tiền mặt và quản lý tài sản. Ở câu chốt, Dimon tuyên bố "quy mô và sức mạnh là thứ làm ra vấn đề".

Tầm nhìn này đã được chứng minh. Đầu tiên, trong những năm trước khủng hoảng, ông tập trung vào việc rũ bỏ sự mềm yếu của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ dàng khi ông đã có kinh nghiệm dọn dẹp thương vụ M&A gây nhiều rắc rối giữa Bank One và First usa. Sau đó ông thực hiện cắt giảm chi phí hợp lý.

Tuy nhiên khủng hoảng tài chính mới là cơ hội để Dimon chứng tỏ tài năng. Mọi người nhanh chóng nhận ra rằng JPM được chuẩn bị tốt hơn hẳn so với hầu hết các ngân hàng khác để đối phó với cơn bão này. Một phần là nhờ ông luôn kiên định với 1 bảng cân đối khỏe mạnh, và còn bởi phong cách quản lý "luôn suy xét mọi thứ từ câu hỏi điều gì có thể đi chệch hướng" của ông.

Hàng tuần Dimon đều họp với tất cả những người đứng đầu các mảng kinh doanh chính. Cuộc họp này không giới hạn thời gian cụ thể, có khi chỉ kéo dài vài phút nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày. Và tại đó ông thường xuyên truy hỏi các cấp dưới về những rủi ro mà bộ phận của họ có thể đối mặt. Chính tại một trong những cuộc họp như vậy hồi năm 2006 mà vấn đề với các khoản vay thế chấp dưới chuẩn được phát hiện. Sau đó JPM bắt đầu thực hiện những biện pháp chống đỡ, 18 tháng trước khi các ngân hàng khác bắt đầu làm việc đó. Trong khi các đối thủ vật lộn để tồn tại, JPM đã ở vị thế rất tốt để "nuốt gọn" Bear Stearns và WaMu.

Giờ JPMorgan Chase cần gì ở Dimon?

Dù đã vượt qua khủng hoảng một cách vẹn toàn, JPM vẫn phải trả giá khá đắt cho một số sai lầm. Đó là những khoản phạt hàng tỷ USD (khoản đắt nhất là 13 tỷ USD) vì đã dẫn dắt nhà đầu tư sai hướng về những khoản vay độc hại. Ngoài ra JPM cũng phải chi 2,6 tỷ USD giàn xếp các cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo của Bernie Madoff.

Năm 2012, JPM lỗ 6 tỷ USD vì các giao dịch phái sinh khổng lồ của 1 nhân viên được mệnh danh là "cá voi London". Các cổ đông kêu gọi tách bạch vai trò của CEO và chủ tịch. Các chính trị gia, giới phân tích buộc tội JPM "quá lớn để sụp đổ" và "quá lớn để quản lý". Ngân hàng cũng đối mặt với những chỉ trích vì nhúng tay vào những ngành công nghiệp bẩn.

Dẫu vậy, Dimon vẫn kiên định với chiến lược của mình và lợi thế quy mô đã đem lại trái ngọt. Điều này không chỉ được thể hiện trên kết quả kinh doanh mà còn có thể nhìn thấy từ hành xử của các đối thủ. Goldman Sachs từng chế giễu những mảng tẻ nhạt như nhận tiền gửi giờ đây cũng đang cố gắng bắt chước mô hình của JPM.

Giờ đây JPM cần gì ở Dimon? Nếu sức khỏe cho phép, tất nhiên ông có thể tìm thấy rất nhiều lý do để ở lại. Chỉ trong 3 tuần qua, giá cổ phiếu JPM đã giảm tới 30% trong bối cảnh dịch bệnh khiến thị trường tài chính chao đảo. Con tàu này vẫn cần người giúp cân bằng trở lại.

Về dài hạn JPM còn phải chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ. Với các công ty fintech tiếp tục mọc lên rầm rộ và những ông lớn công nghệ như Amazon hay Google bận rộn thử nghiệm các dịch vụ tài chính, những đột phá công nghệ sẵn sàng khiến bức tranh ngành ngân hàng thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ tới. Một số chuyên gia tài chính dự báo công nghệ có thể mang đến những tác động mạnh mẽ ngang bằng với những gì điện đã làm với ngành sản xuất trong những năm 1890. Dimon cần phải tiếp tục chiến đấu với mối nguy này. Từ lâu ông đã đầu tư rất mạnh tay vào công nghệ. Năm ngoái JPM chi 11,5 tỷ USD – nhiều hơn bất kỳ ngân hàng Mỹ nào – để cải thiện hạ tầng công nghệ của ngân hàng.

Đã xuất hiện tin đồn rằng JPM chuẩn bị cho ra mắt 1 ngân hàng điện tử ở Anh vào cuối năm nay. Có thể Dimon cũng muốn thực hiện thêm những thương vụ M&A. Hôm 25/2, ông nói rằng thâu tóm 1 công ty fintech là lựa chọn hấp dẫn.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nhất nước Mỹ đến ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall, công việc của Jamie Dimon ở JPMorgan đã xong? - Ảnh 3.

Những người có thể trở thành người kế nhiệm Dimon

Một trong những vai trò quan trọng nhất của 1 CEO là tìm ra và nuôi dưỡng 1 người kế nhiệm, sau đó nhận ra đâu là thời điểm để chuyển giao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Dimon thường "tiêu diệt" bất kỳ ai có khả năng trở thành người kế nhiệm, dù JPM bác bỏ điều này.

Dưới thời Dimon, nhiều người có khả năng kế nhiệm đã ra đi, trong đó có cả những cấp dưới đã theo ông từ thời Citigroup như Charlie Scharf và Mike Cavanagh. Tuy nhiên có ít nhất 6 cái tên thường xuyên được đề cập đến khi nói về người kế nhiệm: ngoài Messrs Smith và Pinto còn có Marianne Lake, người đang phụ trách mảng cho vay tiêu dùng; Doug Petno, người đứng đầu bộ phận ngân hàng thương mại; Jennifer Piepszak, CFO; và Mary Erdoes, giám đốc mảng quản lý tài sản.

Với tình hình sức khỏe hiện nay, có thể Dimon sẽ phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc trao lại chiếc ghế cho người khác. Jack Welch, người chèo lái GE trong một thời gian dài và vừa qua đời hôm 1/3 vừa qua, từng nói rằng ông quyết định rời công ty không phải vì ông muốn thế mà là vì "tất cả mọi người".

Nếu Dimon ra đi, vị trí của ông trong "ngôi đền của những vị thần ngân hàng" sẽ được đảm bảo. Hào quang của ông đã vượt qua người thầy Weill. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Weill đã thú nhận một trong những điều khiến ông hối tiếc nhất là để cho Dimon ra đi. Chắc hẳn sẽ không có cổ đông nào vui mừng khi Dimon thực sự ra đi. Nhưng Dimon nên thật cẩn thận để không đi vào vết xe đổ của Weill.

Thu Hương

Tin bài khác
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 1. Đây là một tin tức đáng chú ý, mang ý nghĩa lớn đối với sự phát triển hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng.
90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

Sáng ngày 22/6, Coach Luka Đỗ Lê Dũng – một cái tên quen thuộc trong giới quản trị, đào tạo và truyền cảm hứng – chính thức ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên “ 90 câu hỏi Coaching- Đánh thức người lãnh đạo vĩ đại trong bạn”
Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Ngay khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, một mặt phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt của ngân hàng.
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một chương mới đầy triển vọng cho khu vực kinh tế tư nhân – trụ cột đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Sự kết hợp giữa sắc đẹp và bản lĩnh đã giúp Lại Thị Thu Hà tỏa sáng với danh hiệu Hoa hậu Đại sứ, khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại: tự tin trên sân khấu, vững vàng trên thương trường.
Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo từ người phụ nữ từng đối diện trước “án tử” đến hình ảnh cô Hoa hậu Tài năng. Đảm nhận vai trò Cố vấn thí sinh tại cuộc thi "Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025", bà đã truyền cảm hứng cho nhiều thí sinh từ chân lý “ Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích”.
Nữ doanh nhân trong kỷ nguyên AI: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Joanna Hạnh Nguyễn

Nữ doanh nhân trong kỷ nguyên AI: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Joanna Hạnh Nguyễn

Chiều 29/5/2025, tại không gian thân mật và đầy cảm hứng của “Cà phê Doanh nhân IWEC số 4”, cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam một lần nữa được kết nối trong hành trình sẻ chia, truyền cảm hứng và lan tỏa những giá trị bền vững.
MC Nguyên Khang: Hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường

MC Nguyên Khang: Hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường

Từ một cậu bé có tuổi thơ không mấy êm đẹp, Nguyên Khang đã nỗ lực vươn lên trở thành một hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường. Là người truyền cảm hứng cho những ai dám ước mơ và khát khao vươn xa.
Nghệ sĩ Mai Thu Huyền: Khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua phim ảnh

Nghệ sĩ Mai Thu Huyền: Khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua phim ảnh

Nghệ sĩ Mai Thu Huyền là một trong những gương mặt nổi bật của nền điện ảnh Việt Nam. Không chỉ tài năng trong diễn xuất, chị còn là đạo diễn, nhà sản xuất phim và có tên trong Top 100 doanh nhân tiên phong, với khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua phim ảnh.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn lộ vai trò “ông trùm” sau ánh đèn sân khấu

Ca sĩ Hà Anh Tuấn lộ vai trò “ông trùm” sau ánh đèn sân khấu

Không chỉ là giọng ca đình đám, ca sĩ Hà Anh Tuấn còn âm thầm đứng sau loạt doanh nghiệp giải trí lớn, góp phần định hình xu hướng âm nhạc cao cấp gắn liền thương hiệu.
Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, một loạt thông tin tích cực đã hỗ trợ cho sự “thăng hoa” của cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm cổ phiếu họ nhà Vin nói chung. Tài sản của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng theo đó cũng vọt tăng vượt mốc 10 tỷ USD, trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán và đứng thứ 272 người giàu nhất thế giới.