Thứ tư 16/07/2025 03:06
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Indonesia dự kiến mở nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á

15/08/2023 11:36
Một quan chức cấp cao của Indonesia cho biết, quốc gia này sẽ có nhà máy tích hợp năng lượng mặt trời lớn nhất trong khu vực, mặc dù danh tính nhà đầu tư tham gia dự án này vẫn còn là một ẩn số.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Việc chuyển dịch cơ cấu sang sử dụng năng lượng mặt trời tại Indonesia là cần thiết

Về năng lượng, Indonesia là quốc gia còn phụ thuộc chủ yếu vào than đá. Cụ thể, than đá chiếm hơn 40% trong hỗn hợp năng lượng và 60% trên tổng số 73.000MW công suất phát điện của nước này. Điều này khiến cho mục tiêu phát thải carbon xuống 0% vào năm 2060 của Indonesia trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đồng thời, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng điện lưới và mạng lưới cung cấp điện không ổn định là nguyên nhân dẫn đến việc cắt điện thường xuyên và thiếu điện để sử dụng tại quốc gia này, do đó nếu chỉ dựa vào nguồn cung điện có nguồn gốc từ than đá - kể cả là hộ gia đình hay các khu công nghiệp - đều không đem lại hiệu quả về kinh tế.

Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng của mình trong công cuộc sản xuất và kiến thiết, việc vận dụng tiềm năng năng lượng mặt trời to lớn ở Indonesia trở thành mục tiêu then chốt.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR), dự kiến dân số nước này sẽ đạt 335 triệu người vào năm 2050 và nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng ít nhất 5 lần, đạt hơn 1.700 TWh. Trong khi đó, năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thủy điện và địa nhiệt. Dù là một quần đảo nhiệt đới với 17.000 hòn đảo được thiên nhiên ưu đãi với ánh nắng quanh năm, Indonesia vẫn đứng cuối về công suất điện mặt trời trong số các quốc gia G20. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng số năng lượng của Indonesia chỉ chiếm từ 11-14%. Muốn đạt được mục tiêu nâng tỷ trọng này lên 23% vào năm 2025 và 31% vào năm 2050, mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Indonesia phải vượt qua tốc độ tăng trưởng của dân số và kinh tế.

Mặt khác, theo Bộ Năng lượng của nước này, Indonesia có tiềm năng đạt được 400.000 MW điện mặt trời. Vào năm 2060 hoặc sớm hơn, Indonesia cũng đặt mục tiêu sẽ từ bỏ than đá và trung hòa carbon. Do vậy, việc đầu tư vào năng lượng mặt trời tại quốc gia này ngày càng được chính phủ quan tâm và xem xét, tạo điều kiện thúc đẩy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Indonesia dự kiến mở nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á

“Sắp tới chúng tôi sẽ có một thông báo quan trọng về việc vận hành nhà máy tích hợp năng lượng mặt trời lớn nhất trong khu vực. Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo sẽ triển khai dự án trên cuối tháng này hoặc vào đầu tháng Tám tới”, ông Dadan Kusdiana, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo tại Bộ Năng lượng đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN về Năng lượng mặt trời tại Jakarta.

Nhà máy mới được kỳ vọng sẽ giúp Indonesia và ASEAN đạt được mục tiêu 23% tổng mức năng lượng tiêu thụ là năng lượng tái tạo, thậm chí còn có thể đạt được mục tiêu về mức phát thải bằng 0, Dadan nói thêm.

Nhà chức trách Indonesia không tiết lộ nhiều thông tin về kế hoạch nêu trên. Tuy nhiên, ông cũng đã tiết lộ phần nào về đối tác sẽ cùng Indonesia xây dựng nhà máy này. Cụ thể hơn, nhà đầu tư bí ẩn nêu trên đã có chuyến thăm Indonesia trước đó để xác định địa điểm tiến hành xây dựng nhà máy.

“Nếu bạn muốn hỏi về công suất của nhà máy thì sẽ là hơn 10 gigawatt. Đối tác của chúng tôi hiện đang sở hữu một thị trường tương đối lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất pin mặt trời”, Dadan nói.

Indonesia muốn học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Tháng 2/2023, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Indonesia (PLN). Indonesia mong muốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm về thu hút đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo; kinh nghiệm vận hành hệ thống điện an toàn với tỷ trọng năng lượng tái tạo cao, công tác lập kế hoạch vận hành và vận hành thời gian thực.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Indonesia là ông Darmawan Prasodjo, cũng đề cao những thành công của Việt Nam trong việc thích ứng và vận hành tốt hệ thống điện với tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27%. Ông Darmawan Prasodjo mong muốn mở ra cơ hội trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ kỹ thuật và nhân sự giữa hai bên, để PLN có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới.

Ông Ngô Sơn Hải cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẵn sàng hợp tác với PLN trên tinh thần vì lợi ích của hai quốc gia, vì sự phát triển của ngành Điện hai nước. Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và PLN cùng bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai hợp tác tốt đẹp. Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục thảo luận, chi tiết hóa các nội dung để có thể tiến tới những hợp tác cụ thể, hiệu quả trong tương lai gần.

Hạ Vũ

Bài liên quan
Tin bài khác
Ngành nhôm Việt Nam trước nguy cơ bị điều tra kép tại Mỹ

Ngành nhôm Việt Nam trước nguy cơ bị điều tra kép tại Mỹ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và trợ cấp đối với nhôm định hình từ Việt Nam và Thái Lan đã làm dấy lên lo ngại sâu sắc trong cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Quy định chống mất rừng của EU: Cửa sáng cho cao su Việt Nam?

Quy định chống mất rừng của EU: Cửa sáng cho cao su Việt Nam?

Nếu vượt qua Quy định chống mất rừng của EU, đây sẽ là cú huých để ngành cao su Việt Nam định vị lại giá trị, từ một nhà cung ứng nguyên liệu giá rẻ thành đối tác chiến lược của những thị trường khó tính nhất thế giới.
Lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng nhẹ, tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thương mại

Lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng nhẹ, tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thương mại

Mặc dù đã hạ nhiệt so với giai đoạn đỉnh điểm sau đại dịch, lạm phát toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi áp lực, với xu hướng tăng nhẹ trở lại trong năm 2025 do những rủi ro đến từ căng thẳng thương mại, địa chính trị và biến động giá dịch vụ.
Chứng khoán Mỹ thăng hoa, thị trường tiếp tục “tìm đỉnh”

Chứng khoán Mỹ thăng hoa, thị trường tiếp tục “tìm đỉnh”

Thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục mới sau phiên giao dịch ngày 10/7/2025, bất chấp căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Giữa bối cảnh bất ổn do chiến tranh thương mại toàn cầu, các quỹ ETF vàng đã thu hút dòng vốn lớn kỷ lục kể từ năm 2020, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới.
Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục lên mức cao nhất lịch sử, báo hiệu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang.
Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, việc thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ tạm thời của Nam Phi là một điểm sáng cho ngành xuất khẩu và bài học về năng lực điều phối chính sách ngoại giao kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gia tăng dự trữ vàng trong tháng 6/2025, nối dài chuỗi mua ròng sang tháng thứ tám, giữa lúc giá vàng giao dịch gần mức đỉnh lịch sử.
Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Ngành thủy sản Việt Nam đang tìm kiếm thị trường ngách và Litva – quốc gia nhỏ ở Trung và Đông Âu đang thành điểm đến đầy triển vọng đối với cá ngừ Việt Nam.
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.