Hướng đi mới cho ngành du lịch của Nhật Bản hậu COVID-19

17:30 19/07/2022

Tại Nhật Bản, du lịch đã bùng nổ trước khi đại dịch xảy ra, với con số kỷ lục 31,8 triệu lượt khách vào năm 2019. Nhưng tất cả những điều đó đã là quá khứ, hơn hai năm xảy ra đại dịch, các biện pháp hạn chế đã xóa sổ lượng khách du lịch vốn có của nước này.

Mòng biển bay qua đền Kabushima ở Hachinohe, thuộc tỉnh Aomori của Nhật Bản, vào ngày 13 tháng 7. Một tạp chí du lịch của Hoa Kỳ đã gọi thành phố này là

Đền Kabushima ở Hachinohe, thuộc tỉnh Aomori của Nhật Bản. (Ảnh của Ken Kobayashi).

Thành phố Hachinohe, cách Tokyo chưa đầy ba giờ đi tàu cao tốc về phía Bắc, có rất nhiều điều để du khách khám phá. Những con hẻm cũ có rất nhiều quán bar và nhà hàng ấm cúng. 

Các quan chức thành phố hy vọng rằng, nếu chính phủ mở rộng cửa hơn cho khách du lịch quốc tế sẽ thúc đẩy du lịch ở những thành phố nhỏ.

Masanori Nishino, người phát ngôn của Visit Hachinohe, một tổ chức xúc tiến du lịch địa phương, cho biết: “Tôi hy vọng chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp để thúc đẩy lại du lịch trong nước". 

Tại Nhật Bản, du lịch đã bùng nổ trước khi đại dịch xảy ra, với con số kỷ lục 31,8 triệu lượt khách vào năm 2019. Phần lớn sự tăng trưởng này đến sau khi cố Thủ tướng Shinzo Abe, tuyên bố mục tiêu đưa Nhật Bản trở thành "du lịch định hướng quốc gia". 

Doanh thu du lịch năm 2019 đạt 4,8 nghìn tỷ yên (tương đương 34,5 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại), con số này nhiều hơn giá trị xuất khẩu của một số lĩnh vực công nghiệp chính của Nhật Bản, chẳng hạn như linh kiện điện tử (4 nghìn tỷ yên) và thép (3,1 nghìn tỷ yên).

Nhưng tất cả những điều đó đã là quá khứ. Hơn hai năm xảy ra đại dịch, các biện pháp hạn chế đã xóa sổ lượng khách du lịch vốn có của nước này. 

Giờ đây, khi Nhật Bản đang có những bước tiến ​​nhằm phục hồi ngành công nghiệp này, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản cần cân nhắc và xem xét kĩ muốn chú trọng điểm đến nào. Các điểm đến ít được biết tới hơn như Hachinohe có thể đóng một vai trò quan trọng.

Nhiệm vụ trọng tâm hiện tại được thể hiện rõ qua cam kết của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc sẽ mở lại trở lại biên giới và tận dụng các ưu thế vốn đã giúp nâng Nhật Bản lên vị trí số 1 trên Chỉ số Phát triển Du lịch và Đi lại mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, được công bố vào tháng 5. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá cao nền văn hóa và cơ sở hạ tầng sân bay của đất nước.

Vào tháng 6, chính phủ của Kishida bắt đầu cho phép khách du lịch nước ngoài đến tham quan theo tour với điều kiện phải có hướng dẫn viên. Thủ tướng đã không cam kết nới lỏng hơn nữa các quy tắc, và sự bùng phát các ca nhiễm COVID-19 gần đây đã làm dấy lên những nghi ngờ về tính lâu dài của các biện pháp nới lỏng. 

Tuy nhiên, ngay cả khi các ca nhiễm hàng ngày tăng lên vào tuần trước, Kishida mới đây cho biết, ông sẽ không thắt chặt kiểm soát biên giới một lần nữa. Chính phủ vẫn coi du lịch là trụ cột trong chiến lược tăng trưởng và là “chìa khóa cho sự phát triển của khu vực”.

Du lịch cũng có thể giúp nền kinh tế nước này vượt qua những khó khăn do dân số giảm. Theo thống kê của chính phủ cho thấy, tổng dân số của Nhật Bản vào tháng 10 năm ngoái đã giảm 0,51% so với cùng kỳ năm trước đó, mức giảm kỷ lục nhất của nước này.

Hachinohe là một trong nhiều thành phố phải chứng kiến sự sụt giảm dân số. Vào năm 2021 và sau 16 năm suy giảm liên tiếp, thành phố này chỉ còn 223.000 cư dân. Tháng 4 năm nay, một cửa hàng bách hóa tại đây đã đóng cửa sau 50 kinh doanh. 

Giải quyết những vấn đề về dân số này có thể giúp hồi sinh nền kinh tế của Nhật Bản, đồng thời giúp giảm bớt một số áp lực của tình trạng "quá tải du lịch" tại các điểm đến phổ biến, đặc biệt nếu Nhật Bản vẫn đạt được 60 triệu du khách vào năm 2030, phù hợp với mục tiêu trước đại dịch.

Các chuyên gia cho rằng, lượng du khách đổ xô đến Kyoto, Osaka và Tokyo khiến cư dân địa phương bị choáng ngợp, những ngôi đền thanh bình của Kyoto thường rất đông du khách chụp ảnh selfie. Thế nhưng, những địa điểm khác lại hầu như không được như vậy. 

Một cuộc khảo sát năm 2019 của Cơ quan Du lịch Nhật Bản cho thấy, 47% du khách dừng chân ở Tokyo và 39% đến Osaka. Nhưng đối với khoảng một nửa trong số 47 quận của quốc gia này, con số  này cho mỗi quận chỉ là 1% hoặc ít hơn. Chỉ 0,7% người được hỏi đã đến thăm tỉnh Aomori.

Joseph Cheer, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Du lịch thuộc Đại học Wakayama, miền Tây Nhật Bản, cho biết, chính phủ nên chú tâm hơn tới các điểm đến nhỏ khác trong thời kỳ hậu COVID.

Cheer nói: “Về kế hoạch dài hạn, điều thực sự cần thiết là một chiến lược xem xét việc di chuyển khách du lịch đến nhiều điểm tham quan trên khắp đất nước hơn là để họ tập trung ở các khu vực chính. Điều đó cần đi kèm với sự hỗ trợ của chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và giúp cho các điểm đến địa phương có đủ khả năng chào đón khách du lịch quốc tế".

Đền Fushimi Inari ở Kyoto chật kín du khách vào năm 2019 - thời điểm bùng nổ du lịch của Nhật Bản. (Ảnh của Ken Kobayashi)
Đền Fushimi Inari ở Kyoto chật kín du khách vào năm 2019 - thời điểm bùng nổ du lịch của Nhật Bản. (Ảnh của Ken Kobayashi).

Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm đào tạo tiếng Anh cho nhân viên tại các điểm tham quan và nhà trọ truyền thống, hoặc cung cấp các ưu đãi tài chính cho các doanh nhân để phát triển du lịch ở các vùng nông thôn. "Không chỉ ở trung tâm thành phố lớn, du khách còn có thể khám phá thêm nhiều nền văn hóa và ẩm thực Nhật Bản tại các vùng nông thôn", Cheer nói. 

Ngoài các hạn chế về biên giới, các chuyên gia cho rằng, COVID-19 đã thay đổi ngành du lịch. Chúng ta có thể nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực du lịch trực tuyến vốn đang phát triển. Trong thời kỳ đại dịch, các tour du lịch trực tuyến đã trở thành xu hướng như một cách đối phó tạm thời cho những người "nghiện du lịch". Norihiko Imaizumi, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu cuộc sống Dai-ichi, cho biết, những chuyến đi kỹ thuật số này có thể trở thành một cửa ngõ cho du lịch thực tế. Ông gợi ý thị trường đầy hứa hẹn này sẽ mang tới một lượng khách giàu có muốn trải nghiệm du lịch trực tuyến trước khi đến thăm trực tiếp địa điểm du lich. 

Các quán bar và nhà hàng nhỏ lấp đầy các  yokocho , hoặc các con hẻm, của Hachinohe. (Ảnh của Ken Kobayashi)
Các quán bar và nhà hàng nhỏ tại các con hẻm ở Hachinohe. (Ảnh của Ken Kobayashi).

Nhưng ngay cả khi những cơ hội mới đang ở phía trước, những người theo dõi ngành vẫn thấy những vấn đề còn tồn tại cần phải đối mặt, điển hình kể tới việc Nhật Bản đang phụ thuộc nhiều vào du khách Đông Á.

Năm 2019, riêng Trung Quốc đã chiếm 30% tổng lượng khách. Tiếp theo là Hàn Quốc với 17%. Bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông và 2 nước trên, tỷ lệ du khách từ 4 quốc gia này chiếm khoảng 70% tổng số du khách đến Nhật Bản trong cùng năm.

Imaizumi cho biết, đây là sự phụ thuộc quá mức vào các nền kinh tế cụ thể. "Từ góc độ điều chỉnh rủi ro, cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc này", ông nhận định.

Khách du lịch Hàn Quốc đến Nhật Bản đã giảm 26% trong năm 2019 so với năm trước khi mối quan hệ song phương xấu đi. Hơn nữa, lập trường nghiêm ngặt của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19 và hạn chế du lịch đồng nghĩa với việc Nhật Bản không thể trông chờ vào việc du khách Trung Quốc quay trở lại sớm.

Điều này không có nghĩa là Nhật Bản nên từ bỏ các thị trường Đông Á này. Du lịch có thể giúp hình thành hình ảnh về một quốc gia và thậm chí cải thiện "bầu không khí" ngoại giao. Imaizumi cho biết: “Nếu du khách quay trở lại với ấn tượng tốt về Nhật Bản, họ thích Nhật Bản, điều đó sẽ có tác động tích cực đến các vấn đề chính trị và ngoại giao”.

Chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ ràng về tiềm năng sức mạnh của ngành du lịch. Chính phủ đã nói rằng, ngành công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Nhật Bản trong mắt cộng đồng quốc tế".

Khách du lịch từ Hồng Kông đến Sân bay Quốc tế Narita, gần Tokyo, vào ngày 22 tháng 6, sau khi Nhật Bản bắt đầu cho phép một số tour du lịch theo nhóm. (Ảnh của Tomoki Mera)
Khách du lịch từ Hồng Kông đến Sân bay Quốc tế Narita, gần Tokyo, vào ngày 22 tháng 6, sau khi Nhật Bản bắt đầu cho phép du lịch theo tour. (Ảnh của Tomoki Mera).

Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng, sự cân bằng là rất quan trọng. Imaizumi đề xuất việc tăng số lượng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và Úc sẽ giúp ích, trong khi Giáo sư Cheer cho rằng Nhật Bản nên tập trung vào các thị trường khu vực khác, chẳng hạn như Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Cheer nói: “Tôi cảm thấy rằng điều mà chính phủ Nhật Bản cần trong việc lập kế hoạch là xem xét việc phát triển du lịch từ các quốc gia gần gũi với chúng ta. Ưu điểm của việc chú trọng đến các thị trường này là gần Nhật Bản, đường bay không dài và giá vé không quá đắt”.

Ông nói thêm rằng, phần lớn các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có rất nhiều thiện chí và ngưỡng mộ đối với người Nhật và văn hóa Nhật Bản.

Daisuke Tanaka, quản lý của một nhà hàng Hachinohe có tên là Botejuu, giơ một nhãn dán để báo hiệu rằng khách du lịch được chào đón. (Ảnh của Ken Kobayashi)
Daisuke Tanaka, quản lý của một nhà hàng có tên là Botejuu ở Hachinohe với tấm thiệp chào mừng khách du lịch. (Ảnh của Ken Kobayashi).

"Hãy đến thăm Hachinohe", tổ chức quảng bá địa phương đã thực hiện các chiến dịch tiếp thị ở Anh và Pháp cũng như ở Đài Loan nhằm thu hút sự tham gia của các công ty du lịch và giới truyền thông.

Bất chấp những hạn chế về biên giới, Tạp chí du lịch Mỹ Conde Nast Traveler năm ngoái đã chọn Hachinohe là một trong những điểm đến kỳ nghỉ tốt nhất thế giới cho năm 2022, nhận định thêm rằng "địa điểm này đang bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc". Thế nhưng, những nỗ lực của Nhật Bản trong tương lai hứa hẹn có thể thay đổi được điều này. 

Bảo Bảo