Thứ sáu 04/07/2025 07:34
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

HoREA đề xuất sửa đổi trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư

20/05/2024 21:46
Góp ý về dự thảo Nghị định quy định giá đất, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 về “trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư”.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã gửi văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Trong đó, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” về “trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư”, như sau:

Về ước tính tổng chi phí phát triển của thửa đất, khu đất, chi phí đầu tư xây dựng để xác định giá đất trong Nghị định này bao gồm: Chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở, công trình xây dựng khác; chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí quản lý dự án; chi phí vốn; chi phí bảo hiểm công trình xây dựng; chi phí tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất, khu đất cần định giá; chi phí dự phòng; chi phí lấn biển (nếu có) và các chi phí hợp pháp, hợp lệ, hợp lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xây dựng. Trường hợp áp dụng suất vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng về suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, chi phí quản lý vận hành được tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương.

HoREA đề xuất sửa đổi trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư
HoREA đề xuất sửa đổi trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp thặng dư.

Lợi nhuận của nhà đầu tư (đã tính đến chi phí vốn sở hữu và chi phí vốn vay) được tính bằng tỷ lệ % nhân với tổng của chi phí đầu tư xây dựng phát triển của thửa đất, khu đất quy định tại điểm a, điểm b khoản này (bao gồm chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay) và giá trị của thửa đất, khu đất cần định giá theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Tổng chi phí phát triển của thửa đất, khu đất quy định tại khoản này không bao gồm kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do nhà đầu tư thỏa thuận về nhận chuyển quyền sử dụng đất. Việc hoàn trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng trước hoặc do nhà đầu tư thỏa thuận về nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Đất đai và pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chi phí quảng cáo, bán hàng; chi phí quản lý vận hành; lợi nhuận của nhà đầu tư.

Đối với thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng thì khi chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc lập hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư phải xác định cụ thể để làm căn cứ khi ước tính chi phí phát triển của dự án. Trường hợp đã có chấp thuận chủ trương đầu tư mà chưa xác định thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng thì nhà đầu tư có văn bản xác định thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng và được tổ chức thực hiện định giá đất thẩm định, nhưng tổ chức thực hiện định giá đất phải căn cứ số liệu thực tế trên thị trường đề xuất để Hội đồng thẩm định giá đất xem xét, quyết định”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

HoREA nhận thấy, điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” quy định cách tính “chi phí đầu tư xây dựng để xác định giá đất” khi áp dụng phương pháp thặng dư mới chỉ tính các “chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở, công trình xây dựng khác; chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí quản lý dự án”, nhưng lại chưa tính các chi phí thực tế khác mà nhà đầu tư đã bỏ ra như “chi phí vốn; chi phí bảo hiểm công trình xây dựng; chi phí tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất, khu đất cần định giá; chi phí dự phòng; chi phí lấn biển (nếu có) và các chi phí hợp pháp, hợp lệ, hợp lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xây dựng” nên cần bổ sung vào điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định”, như sau:

Một là, “chi phí tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất, khu đất cần định giá” chính là “giá trị của thửa đất, khu đất cần định giá” được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” đã quy định “lợi nhuận của nhà đầu tư” được tính trên “giá trị của thửa đất, khu đất cần định giá”, nên cần phải bổ sung “chi phí tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất, khu đất cần định giá” vào “chi phí đầu tư xây dựng để xác định giá đất” tại điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” thì mới logic và hợp lý.

Hai là về “chi phí bảo hiểm công trình”, Bộ Tài nguyên Môi trường giải thích lý do không tính “chi phí bảo hiểm công trình” vào các “chi phí đầu tư xây dựng” tại Tờ trình 50/TTr-BTNMT ngày 10/05/2024, như sau: “Về chi phí bảo hiểm công trình: Trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng là của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Việc mua bảo hiểm của chủ đầu tư không phải là hoạt động trực tiếp trên đất để tạo ra doanh thu phát triển và chi phí phát triển từ việc sử dụng đất. Bảo hiểm được sử dụng để bồi thường những tổn thất rủi ro trong quá trình xây dựng và khi nghiên cứu đánh giá tính khả thi để thực hiện dự án, chủ đầu tư phải cân nhắc giữa lợi nhuận thu được và các chi phí rủi ro khi thực hiện dự án. Do đó, không thể coi chi phí bảo hiểm là một trong khoản chi phí phát triển của dự án trong phương pháp thặng dư”.

Hiệp hội nhận thấy, ý kiến của Bộ Tài nguyên Môi trường nhận xét là “bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Việc mua bảo hiểm của chủ đầu tư không phải là hoạt động trực tiếp trên đất để tạo ra doanh thu phát triển và chi phí phát triển từ việc sử dụng đất” là chưa chính xác, bởi lẽ chủ đầu tư “bắt buộc” phải thực hiện “bảo hiểm công trình” nên “chi phí bảo hiểm công trình” là chi phí thật mà chủ đầu tư đã phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm, bất kể trong quá trình thi công xây dựng “có” hoặc “không có” xảy ra sự cố hoặc tai nạn, nên căn cứ theo các quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về thuế thì “chi phí bảo hiểm công trình” phải được tính vào “chi phí đầu tư xây dựng” là rất cần thiết.

Ba là về “chi phí dự phòng”, Bộ Tài nguyên Môi trường giải thích lý do không tính “chi phí dự phòng” vào các “chi phí đầu tư xây dựng” tại Tờ trình 50/TTr-BTNMT ngày 10/05/2024, như sau: “Việc xác định chi phí dự phòng trong phương pháp thặng dư theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT có nhiều tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến giá đất như: các địa phương chưa thống nhất về cách xác định (có địa phương tính, có địa phương không tính) có những dự án xây dựng 01 năm mà vẫn tính chi phí dự phòng,... Tại Báo cáo số 22/BC-KTNN ngày 4/1/2018 của Kiểm toán Nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai có nêu: Việc quy định chi phí dự phòng này là không phù hợp do bản thân các khoản chi phí phát triển là giả định thì chi phí dự phòng lại là một ước tính giả định khác nên tiềm ẩn rủi ro chi phí phát triển sai lệch lớn hơn so với thực tế dẫn đến làm giảm giá trị đất và tiền sử dụng đất phải nộp. Ngoài ra, tại một số Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đối với các dự án đầu tư trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm tra, thu hồi các khoản chi phí dự phòng đã xác định trong phương pháp thặng dư”.

Hiệp hội nhận thấy, ý kiến của Bộ Tài nguyên Môi trường nhận xét “Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT có nhiều tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến giá đất” và đã trích dẫn nhận xét của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ (trên đây) là chưa phù hợp với khoản 2 Điều 134 Luật Xây dựng 2014 quy định “2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 135 của Luật này, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác” và nhất là đối với những dự án đầu tư có sử dụng đất được giao đất “theo giai đoạn” theo quy định của pháp luật về đất đai trước thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (01/07/2014).

Do vậy, việc bổ sung “chi phí dự phòng” vào điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” là rất cần thiết.

Bốn là, “chi phí lấn biển (nếu có)” đã được quy định tại Nghị định 42/2024/NĐ-CP “về hoạt động lấn biển” và tại điểm d khoản 4 Điều 6 “dự thảo Nghị định”, nên cần phải được bổ sung vào điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định” để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Năm là, “các chi phí hợp pháp, hợp lệ, hợp lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xây dựng” là những chi phí đảm bảo tính “hợp pháp, hợp lệ, hợp lý” theo quy định của pháp luật về thuế, hoặc theo quy định của pháp luật về xây dựng cũng cần được bổ sung vào điểm a khoản 3 Điều 6 “dự thảo Nghị định”.

Hiệp hội nhận thấy, việc tính đúng, tính đủ các “chi phí đầu tư xây dựng” là thực hiện nguyên tắc “đối xử công bằng” giữa Nhà nước và nhà đầu tư, bởi lẽ tại khoản 2 Điều 6 “dự thảo Nghị định” quy định về “ước tính tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất” thì Nhà nước cũng đã tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành nên “tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất”, không “bỏ sót” yếu tố nào.

Linh Anh

TAGS:

Tin bài khác
Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Chiều ngày 02/7, Hội Golf tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028 với sự tham dự của gần 150 golfer đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ Golf trên địa bàn tỉnh.
Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

HĐND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Sau hơn hai năm triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố dự thảo Nghị định EPR hướng dẫn thi hành chi tiết. Tại hội thảo lấy ý kiến ngày 30/6, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã đóng góp hàng loạt kiến nghị nhằm đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

Chương trình carnaval "Trở về tuổi thơ tôi 2025" do Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tổ chức là một sự kiện thiện nguyện kết hợp với hành trình caravan, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 03/8/2025, trên cung đường TP. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Khánh Hòa - Ninh Thuận – TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 là sự kiện chính sách - đối thoại - hành động quy mô quốc gia do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức từ tháng 7 - tháng 9/2025. Chủ đề của diễn đàn là "Khai phóng tiềm năng - Kiến tạo tương lai Việt".
Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam (VGTA) chính thức được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt ban vận động thành lập, hướng đến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, thích ứng các tiêu chuẩn ESG và tận dụng cơ hội từ nền kinh tế carbon thấp.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Chiều 27/6/2025, tại thành phố Phan Thiết đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hữu Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Gốm sứ NOVITA được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ mới.
Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Ngày 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi). Luật sửa đổi quy định miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết nhưng chưa miễn giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại khu vực có thiết kế đô thị được phê duyệt.
TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

Nhằm phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong việc tuyên truyền, lan tỏa và thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh chính thức phát động Giải thưởng Báo chí viết về “Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị” - Lần I, năm 2025.
“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

Hội thảo chuyên đề “Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn: Cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW” quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực thuế, luật, tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vừa được Quốc hội thông qua tạo cơ chế linh hoạt hơn cho việc phê duyệt tiêu chuẩn quốc tế theo hình thức “fast-track” (làm thủ tục nhanh chóng), tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong đảm bảo chất lượng.
Thanh Hóa bàn phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp sau ngày 1/7

Thanh Hóa bàn phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp sau ngày 1/7

Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đưa ra ý kiến bàn luận phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp cấp huyện khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp.
Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần kích hoạt các động lực tăng trưởng mới, việc khơi thông các nguồn lực, đặc biệt là dòng vốn cho doanh nghiệp là yếu tố then chốt.
Bắc Giang tăng tốc "về đích" 2025: Đổi mới công đoàn – Gắn kết người lao động

Bắc Giang tăng tốc "về đích" 2025: Đổi mới công đoàn – Gắn kết người lao động

Với tinh thần chủ động, sáng tạo, các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều dấu ấn trong 6 tháng đầu năm, tạo đà bứt phá cho 6 tháng cuối năm 2025.
Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam

Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam

DNHN giới thiệu lời cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.