Quá trình đăng kiểm xe cơ giới, các Trung tâm đăng kiểm sẽ thực hiện việc kiểm tra chất lượng xe có đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật như hệ thống phanh (thắng), hệ thống lái và mức độ bảo vệ môi trường hay không.
Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.
Hồ sơ và thủ tục đăng kiểm
Về hồ sơ đăng kiểm, khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định khi đưa xe đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
Các giấy tờ, gồm: Xuất trình bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (hoặc một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe);
Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo);
Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Về thủ tục đăng kiểm, Khoản 2 Điều 8 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định việc kiểm định tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Bước 1, tổ chức, cá nhân đưa xe và hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm.
Bước 2, tiếp nhận, kiểm tra: Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại (Giấy đăng ký xe không hợp lệ khi có dấu hiệu làm giả; nội dung bị sửa chữa, tẩy xóa; quá thời hạn hiệu lực); nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới và in phiếu kiểm định;
Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Trả Giấy chứng nhận kiểm định; hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định ngay cho chủ xe và dán tem kiểm định cho phương tiện;
Nếu xe cơ giới chỉ có giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt yêu cầu thì chỉ dán tem kiểm định và cấp giấy hẹn trả giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định;
Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi thông báo cho chủ xe những khiếm khuyết, hư hỏng để sửa chữa, khắc phục. Trường hợp phải kiểm định lại thì đơn vị đăng kiểm thông báo xe cơ giới không đạt trên chương trình quản lý kiểm định. Xe cơ giới có thể kiểm định lại tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào.
Cần biết rằng, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.
Mức phạt khi không đăng kiểm
Căn cứ điểm c khoản 4; điểm e khoản 5; điểm c khoản 6 Điều 16 và điểm b khoản 8; điểm c khoản 9 tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt lỗi quá hạn đăng kiểm với ô tô như sau:
Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân sở hữu xe cơ giới nói chung.
Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Trước khi hết hạn đăng kiểm thì tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân có trách nhiệm đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định. Thủ tục và quy trình đăng kiểm xe cơ giới khá đơn giản, khách hàng chỉ cần chuẩn bị hồ sơ, đưa xe đến trung tâm và nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định.
Trần Linh