Thứ tư 16/07/2025 03:11
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác

21/11/2022 06:25
Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác

Theo đó, nội dung bản ký kết nhằm mục tiêu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển, góp phần chia sẻ, giới thiệu và phát triển về các lĩnh vực: lương thực, thực phẩm, văn hoá ẩm thực và văn hóa vùng miền giữa hai đất nước Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ cùng nhau phối hợp lâu dài và bền vững trên cơ sở phát huy chức năng của mỗi bên và huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động thương mại nhằm tăng cường quảng bá, hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam cũng như Nhật Bản.

Hình ảnh Lễ ký kết giữa Hiệp hội VJBA và Hiệp hội JVGA
Lễ ký kết giữa Hiệp hội VJBA và Hiệp hội JVGA.

Hiện nay, Nhật Bản là một thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Những mặt hàng Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu nhiều là cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam được đánh giá có thế mạnh về những mặt hàng trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản sang Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt kim ngạch 1,68 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2021, với các mặt hàng chủ yếu là hàng thủy sản (đạt 1,27 tỷ USD, tăng 33%); cà phê (đạt 215,5 triệu USD, tăng 27,7%); hàng rau quả (đạt 127,9 triệu USD, tăng 6,3%); hạt điều (đạt 37,2 triệu USD, giảm 15,4%); hạt tiêu (đạt 15,2 triệu USD, tăng 116%)...

Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu nông thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng được hưởng lợi từ các ưu đãi cắt giảm thuế quan ở mức độ sâu cũng như các quy tắc xuất xứ mới trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà hai nước cùng là thành viên như CPTPP hay RCEP. Trong các FTA này, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan hoàn toàn cho đại đa số các sản phẩm nông thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, từ đó đem đến cơ hội lớn trong cho ngành hàng nông thủy sản – là lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam mà từ trước đến nay vẫn đối mặt với sự bảo hộ cao của Nhật Bản.

Ông Vũ Hoàng Đức - Chủ tịch Hiệp hội VJBA phát biểu tại Lễ ký kết
Ông Vũ Hoàng Đức - Chủ tịch Hiệp hội VJBA phát biểu tại Lễ ký kết.

“Người tiêu dùng Nhật Bản vốn đã quen với cụm từ Anzen và Anshin, có nghĩa là “An toàn” và “An tâm”, trong việc sử dụng tất cả các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm kể cả hàng được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Gần đây với tình hình tỷ giá hối đoái nhiều biến động, giá cả thực phẩm trong nước trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm có giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhiều siêu thị Nhật Bản cũng hướng tới nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý từ Việt Nam như cá tra, thịt gà, tôm, xoài, chuối, thanh long và các sản phẩm đông lạnh khác”- ông Vũ Hoàng Đức, Chủ tịch Hiệp hội VJBA nói.

Bên cạnh đó, hàng nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam cũng được tiêu thụ tốt trong những năm gần đây nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của lượng người Việt Nam sinh sống, học tập và lao động tại Nhật Bản ngày càng tăng cao (với khoảng gần 500.000 người trong năm 2021, xếp thứ 2 về số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản). Như vậy, có thể thấy rằng hàng nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đã, đang và sẽ còn nhiều tiềm năng để được xuất khẩu, xâm nhập và mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản.

ông Vũ Hoàng Đức - Chủ tịch Hiệp hội VJBA và ông Matsuo Tomoyuki - Chủ tịch Hiệp hội JVGA ký kết thỏa thuận hợp tác.
Ông Vũ Hoàng Đức - Chủ tịch Hiệp hội VJBA và ông Matsuo Tomoyuki - Chủ tịch Hiệp hội JVGA ký kết thỏa thuận hợp tác.

Trong sự kiện Vietnam Food Expo 2022 mới đây do Bộ Công Thương chủ trì, cùng với sự phối hợp của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản nhằm kết nối nhập khẩu các sản phẩm uy tín, chất lượng từ Việt Nam để phục vụ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản hoặc đưa vào các hệ thống siêu thị, chuỗi phân phối lớn của Nhật Bản. Đoàn doanh nghiệp từ Nhật Bản sang Việt Nam tham gia Vietnam Foodexpo 2022 bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn chuyên nhập khẩu và phân phối hàng nông thủy sản thực phẩm Việt Nam tại Nhật Bản như Lieutou, Betohasu, Senkyu, Ribeto Shoji, JV Solutions…, cùng với các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, gồm Hoang Duc JSC, Daisei, JVI, Motiti Trading, Japan Apple LLC..., và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác, sản phẩm phù hợp từ Việt Nam để nhập khẩu và bán hàng tại Nhật Bản.

Được biết, Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam do ông Matsuo Tomoyuki là Chủ tịch được thành lập tại Tokyo vào tháng 01 năm 2020 vì thiện chí giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua “văn hóa ẩm thực”. Mục đích là cung cấp dịch vụ tư vấn về nông nghiệp, sản xuất sản phẩm, thương mại và bán hàng, cùng nhau khai sáng nền văn hóa ẩm thực của cả hai quốc gia và đóng góp vào thiện chí của cả hai quốc gia thông qua các hoạt động này.

Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản do ông Vũ Hoàng Đức là Chủ tịch được thành lập vào ngày 02/09/2013, là tổ chức tập hợp và đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, vì lợi ích của cộng đồng và doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu Việt Nam và Nhật Bản trên thị trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Hiệp hội hoạt động với 3 mục tiêu là tổ chức tập hợp, đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản; là đầu mối thúc đẩy kinh tế Nhật - Việt; cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp Việt muốn làm ăn tại Nhật và ngược lại.

Ngoài ra, sau buổi ký kết, cả hai Hiệp hội sẽ cùng hướng đến sự kiện Foodex Japan 2023 sẽ được tổ chức tại Nhật, nhằm đưa sản phẩm của 63 tỉnh thành Việt Nam sang Nhật Bản thông qua dự án 110VJ dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội VJBA.

Uyển Nhi

Bài liên quan
Tin bài khác
VAFI đề xuất: Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán có lãi

VAFI đề xuất: Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán có lãi

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, đề xuất áp tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp CGT (Capital Gain Tax) đối với giao dịch chứng khoán.
VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

Trước hàng loạt bất cập trong hệ thống pháp luật đang cản trở hoạt động sản xuất – xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ rào cản và cải thiện môi trường đầu tư.
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có sự “liên thông” đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất thời gian tra cứu, chuẩn bị và xử lý hồ sơ.
Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, hoạt động tiếp nhận, trưng bày và trao trả hồ sơ chiến tranh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định nỗ lực chung trong hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển khó khăn khi đối mặt với tình trạng dư thừa công suất ngày càng rõ nét, bất chấp sản lượng và tiêu thụ trong nước tăng trưởng tương đối khả quan.
Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Chiếm hơn 50% GDP và gần 90% việc làm, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là trụ cột kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, thủ tục và môi trường kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững. Theo ông Phạm Hải Tùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện thực hóa nghị quyết đòi hỏi sự kiên định và đồng lòng từ nhiều phía.
Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, 38 tuyến đường, phố mới đã được đặt tên.
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng chính thức hợp nhất, lấy tên mới là Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, hoạt động tại hai văn phòng ở Hội An và Ariyana Đà Nẵng, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch miền Trung.
Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Với vai trò là đầu mối chiến lược giữa chính quyền và báo chí, Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh đang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao năng lực tổ chức – truyền thông, góp phần lan tỏa hiệu quả chính sách, hình ảnh thành phố thân thiện, hiện đại.
Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Sáng ngày 9/7, đang diễn ra Chương trình tọa đàm với chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”. Tọa đàm do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì; Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Tập đoàn giáo dục trực tuyến Unica tổ chức.
Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Theo ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún, rời rạc và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất.
Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị cắt giảm thủ tục kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối rượu và thuốc lá với nhận định nhiều điều kiện hiện hành đang tạo ra gánh nặng thủ tục, cản trở hoạt động kinh doanh.
Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 01/10/2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật và đặt ngang hàng với khoa học công nghệ.
Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Từ ngày 4 - 6/7, Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel - Chi nhánh Khánh Hòa tổ chức chương trình famtrip với chủ đề "Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả" nhằm khảo sát, kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập.
Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, trong quá trình vận hành chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp hiện nay, cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.