
Hiến kế để tăng sự hiện diện của hàng Việt tại thị trường Bắc Âu
Khu vực Bắc Âu nói chung được đánh giá tương đối tiềm năng cho hàng Việt Nam khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực
Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho thấy, trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thụy Điển thời gian qua, chỉ Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy có mức tăng trưởng dương. Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.
Đánh giá về tiềm năng của hàng Việt Nam tại Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, ông Diệp Văn Tỷ - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập khẩu Thực phẩm East Asian Food tại Thụy Điển - cho biết trong phiên đối thoại với Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan vừa diễn ra thông qua “Diễn đàn kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp”, Hiệp định EVFTA có hiệu lực là một cú huých cho hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển do thuế nhập khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam được giảm trong thời gian ngắn, tạo sự cạnh tranh rõ rệt so với hàng của các nước khác. Hiện nay, nông sản, thực phẩm là các mặt hàng lợi thế do thuế được giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây cũng là những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang khu vực thị trường này.
Tuy nhiên, trên thực tế, Thụy Điển cũng như các nước Bắc Âu có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, là thị trường tiềm năng, nhưng dân số ít, thị trường tiêu thụ quá nhỏ, mức cầu không nhiều nếu so sánh với các thị trường khác. Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi nên thời gian vận chuyển dài, chi phí vận tải cao và khó nhập khẩu các sản phẩm tươi sống. Do vậy, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng lẻ tẻ, số lượng ít, dẫn đến chi phí cao, không mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo ông Diệp Văn Tỷ, nhiều người tiêu dùng ở Thụy Điển đã quen với khẩu vị của sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan và các nước khác, khi hàng hóa Việt Nam còn ít được biết đến. Để thay đổi khẩu vị và thói quen của người tiêu dùng cần có thời gian, chưa kể lượng hàng hóa sản xuất ở Việt Nam phần lớn theo vụ mùa, dẫn đến việc làm gián đoạn cung cấp nguồn hàng, giá không ổn định...
Để giải quyết những khó khăn cho hàng Việt Nam thâm nhập tốt hơn thị trường Thụy Điển, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đang lên kế hoạch kêu gọi đầu tư Trung tâm hàng Việt Nam tại thành phố Malmo, tập trung nhập khẩu hàng Việt Nam số lượng lớn. Từ đó, phân phối, giúp giảm giá thành, đưa hàng Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại khu vực Bắc Âu và châu Âu. Trong năm 2022, Hội dự kiến sẽ có chuyến công tác thực tế tại Việt Nam để tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu chất lượng và ổn định vào Thụy Điển.
Bên cạnh đó, nhiều thành viên của Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đặt mục tiêu ưu tiên nhập khẩu hàng hóa trong nước. Trước mắt, thúc đẩy đưa hàng hóa tiêu thụ trong cộng đồng người Việt, mở rộng ra cộng đồng Á châu và cuối cùng là cộng đồng bản địa. Hiện nay, nhiều hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã được các doanh nghiệp hội viên nhập khẩu và phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn của Thụy Điển.
Doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn về chất lượng và uy tín của các sản phẩm theo đúng những yêu cầu trong thương thuyết giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Giá các mặt hàng cần ổn định, cạnh tranh; nguồn hàng cung cấp cần đều đặn hơn nhằm tăng sự hiện diện của mình tại thị trường Thụy Điển cũng như Bắc Âu.
Minh Khôi
Cùng chuyên mục


Nhiều loại trái cây độc lạ xuất hiện tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 19

Vải, nhãn - đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới như thế nào?

Doanh nghiệp công nghệ lớn từ Đức chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Hơn 100 đại biểu tham gia Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt - Hàn 2023

Con gái tỷ phú Thái Lan đánh giá Việt Nam là thị trường "màu mỡ" cho ngành chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững