Thứ bảy 05/10/2024 12:35
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục trên đà đà giảm, chỉ đạt 14 tỷ USD

13/04/2023 22:42
Theo số liệu thống kê của MOTIE và KCS công bố ngày 13/4 cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc từ ngày 1-10/4 chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm 8,6%.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) và Cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) công bố ngày 13/4 cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ 4 châu Á từ ngày 1-10/4 chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm 8,6% và kim ngạch nhập khẩu là 17,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, cán cân thương mại của Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt 3,4 tỷ USD.

Mặc dù xuất khẩu ô tô (tăng 64,2%) và tàu thủy (tăng 142,1%) ghi nhận mức tăng đáng kể, song các mặt hàng khác lại đồng loạt giảm mạnh như: chất bán dẫn (-39,8%), các sản phẩm dầu mỏ (-19,9%) và các thiết bị truyền thông không dây (-38,8%). Điều này khiến cho đà sụt giảm trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung tiếp tục kéo dài, làm tăng khả năng Hàn Quốc trở thành nước nhập siêu tháng thứ 14 liên tiếp. Riêng xuất khẩu các mặt hàng chất bán dẫn ghi nhận mức giảm 39,8% so với mức 34,5% của tháng trước (do giá các sản phẩm như DRAM và NAND flash tiếp tục giảm). Đây cũng là tháng thứ 8 liên tiếp xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm.

Xuất khẩu sang Trung Quốc (đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc) chỉ đạt 2,67 tỷ USD (giảm 31,9% so với cùng kỳ năm trước). Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc ước giảm còn 19,8% trong năm 2023 (so với mức 22,8% của năm 2022; 25,3% của năm 2021 và 25,9% của năm 2020). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục giảm và gây ra thâm hụt thương mại.

Bên cạnh đó, các chuyến hàng xuất khẩu của Hàn Quốc tới 10 quốc gia thành viên ASEAN cũng ghi nhận mức giảm trong 6 tháng qua so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, tỷ trọng của ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giảm từ mức 18,3% trong cả năm 2022 xuống còn 17,4% trong ba tháng đầu năm 2023.

Có một số phân tích cho rằng, tăng trưởng âm trong xuất khẩu của Hàn Quốc (bắt đầu kể từ tháng 10/2022) có thể chấm dứt trong quý II/2023. Lý do là tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp ô tô đang phải vật lộn để tăng sản lượng cũng như xu hướng giảm giá DRAM do cung vượt cầu dự kiến sẽ kết thúc.

Sau SK Hynix, việc công ty Samsung Electronics (vốn chiếm 45,1% thị phần bộ nhớ toàn cầu) gần đây thông báo cắt giảm sản lượng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho và đẩy giá tăng trên thị trường DRAM. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp của Hàn Quốc cũng kỳ vọng vào sự cải thiện trong nền kinh tế và xuất khẩu trong quý II/2023.

Ý kiến của chuyên gia cho rằng, nếu những khó khăn mà các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải như logistics được giải quyết nhanh thì xuất khẩu có thể phục hồi trở lại.

Ngọc Phi (TH)

Tin bài khác
Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Doanh nghiệp liên quan phải gửi văn bản yêu cầu gửi câu hỏi điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng điều tra trên Công báo Hoàng gia Thái Lan.
VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP dự báo rằng, nhu cầu từ các thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, cùng với sự gia tăng về giá xuất khẩu, tạo động lực để ngành thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu.
Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Mặc dù xuất khẩu gỗ và lâm sản đang có những bước tiến vững chắc, nhưng quý 4/2024 được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ.
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau quả tại Đài Loan gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn sầu riêng Việt Nam để ổn định giá cả trong nước.