Giới đầu tư nói gì về sự sụp đổ của Evergrande?

09:53 20/09/2021

Evergrande là cái tên nóng nhất trên thị trường bất động sản toàn cầu những ngày qua. Đã có hàng trăm dự báo cũng như các quan điểm phân tích hệ lụy của vụ vỡ nợ quy mô khủng nhất Trung Quốc. Dưới đây là một số quan điểm của các nhà đầu tư dưới góc độ từng thị trường khác nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Khủng hoảng nợ của Evergrande có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Một vụ siết nợ liên quan đến gã khổng lồ bất động sản của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong tuần quan. Evergrande, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đang phải đối mặt với một khoản nợ lớn gần 300 tỷ đô la Mỹ. Cuộc khủng hoảng gợi nhớ đến vụ phá sản của Lehman Brothers cách đó đúng 13 năm, gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường toàn cầu.

Theo Ed Yardeni, chủ tịch của Yardeni Research, chưa có đủ khả năng để nói Evergrande sẽ gặp thất bại nặng nề như Lehman khi nền kinh tế toàn cầu và thị trường tín dụng sụp đổ. Thay vào đó, ông coi đây là một sự kiện đánh dấu mốc trong những năm này. “Chẳng hạn, tương tự như thảm họa quản lý vốn dài hạn xảy ra vào năm 1998 nhưng Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng lớn đã giải quyết vụ việc nhanh chóng mà không có bất kỳ tác động toàn cầu nào”, Yardeni cho biết. Ông nhận thấy sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc trong vụ việc của Evergrande nhằm ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ và lây lan. Yardeni nhận định: “Thực tế là tập đoàn quá lớn để thất bại. Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp vào thời gian dài... Nó sẽ được tái cấu trúc và theo cách không gây tổn hại quá nhiều đến nền kinh tế trong nước và sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu hoặc thị trường tài chính như cách Lehman đã làm”.

Tuy nhiên ngay cả khi tránh được cục khủng hoảng liên quan đến Evergrande, Yardeni không cho rằng thị trường Trung Quốc sẽ sớm phục hồi và vụ việc trên chính là cái cớ để các nhà đầu tư tránh khu vực này. Yardeni nói: “Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc, có rất nhiều lý do để thoát khỏi mớ bòng bong. Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành chính phủ đã ra tay can thiệp thị trường, làm gián đoạn quản trị doanh nghiệp, chỉ cho các doanh nghiệp nên quản lý như thế nào...”. Bắc Kinh đã thắt chặt các quy định đối với các ngành như công nghệ và giáo dục tư nhân trong những tháng gần đây. Sự gia tăng giám sát đã khiến thị trường và cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ giảm điểm. “Có rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn vào những lĩnh vực mà họ cảm thấy thoải mái, nới các quy tắc quản trị công ty, hợp đồng được tuân thủ. Tôi nghĩ rằng sẽ có lượng lớn dòng tiền trên toàn cầu từng bị ‘cám dỗ’ đến Trung Quốc sẽ chuyển sang Mỹ”, Yardeni chia sẻ.

Hiệu ứng Domino đối với lĩnh vực bất động sản Trung Quốc

Nhà đầu tư mạo hiểm người Trung Quốc từ công ty quản lý tài sản AllianceBertein cảnh báo về “hiệu ứng domino” từ sự sụp đổ tiềm tàng của Evergrande. Gã khổng lồ bất động sản hiện là cái tên mắc nợ nhiều nhất thế giới, thất bại dưới sức nặng của khoản nợ 300 tỷ đô là và nhiều lần cảnh báo công ty có thể vỡ nợ. Các ngân hàng được cho là đã từ chối gia hạn các khoản vay mới cho những người mua các dự án khu dân cư Evergrande chưa hoàn thành, trong khi các cơ quan xếp hạng đã nhiều lần hạ cấp công ty với lý do thanh khoản của công ty bị suy giảm.

Theo bà Zeng, sự sụp đổ có thể dẫn đến hệ lụy lan tỏa có tính hệ thống sang các bộ phận khác của nền kinh tế: “Một khi sự vụ bắt đầu, từ góc độ chính sách cần nhiều can thiệp hơn để ngăn chặn tình hình”. Zeng giải thích rằng các rủi ro tài chính hoặc xã hội liên quan trực tiếp đến Evergrande “có thể kiểm soát được một cách hợp lý. Bà cho rằng sự phân mảnh của thị trường bất động sản Trung Quốc là lý do đằng sau vụ việc: “Bất chấp quy mô của Evergrande, tất cả chúng ta đều biết đây là nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc, có thể là lớn nhất trên thế giới nhưng vẫn chỉ chiếm 4%”.

'Khoảnh khắc Lehman' của Trung Quốc

Một số nhà kinh tế đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể trở thành “khoảnh khắc Lehman” của Trung Quốc - ám chỉ sự phá sản của Lehman Brothers do cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, Simon MacAdam của Capital Economics đã mô tả đó là câu chuyện có thể gặp phải.

MacAdam, nhà kinh tế toàn cầu cấp cao, cho biết trong một lưu ý hôm thứ năm: “Bản thân vụ vỡ nợ hoặc thậm chí là sụp đổ của Evergrande sẽ có ít tác động toàn cầu ngoài một số bất ổn thị trường. Ngay cả khi đây là công ty đầu tiên trong số nhiều nhà phát triển bất động sản phá sản ở Trung Quốc, chúng tôi cho rằng nếu thực hiện sai chính sách có thể khiến nền kinh tế nước này giảm tốc đáng kể”. Tính đến cuối ngày thứ sáu, cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của công ty đã giảm hơn 80% tính đến thời điểm hiện tại.

TL