Giới chuyên gia Hồng Kông cảnh báo áp dụng “thẻ vaccine” có thẻ làm mất lòng tin của người dân

16:49 31/08/2021

Các chuyên gia y tế và kinh tế cảnh báo “thẻ tiêm vaccine” có thể phản tác dụng do làm mất lòng tin của một số bộ phận người dân ở Hồng Kông.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Một chuyên gia y tế tư vấn cho chính phủ cho biết hôm thứ Hai rằng, ông ủng hộ ý tưởng “thẻ tiêm vaccine” nhưng lưu ý rằng chính phủ cần phải tham khảo thêm ý kiến của cộng đồng y tế. Giáo sư David Hui Shu-cheong cho hay: “Các chính phủ trên toàn thế giới đã và đang căng từng đợt tiêm mũi nhọn. Tôi nghĩ rằng những ý tưởng như hộ chiếu vaccine sẽ được thực hiện với mục đích đúng đắn”. Bộ trưởng Dân sự Patrick Nip Tak-kuen đề xuất rằng, Hồng Kông có thể noi gương Pháp và cấp thẻ sức khỏe. Theo hệ thống mà quốc gia châu Âu đang dần áp dụng, người dân phải xuất trình bằng chứng đã tiêm chủng, kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính hoặc chủng ngừa sau khi nhiễm bệnh để vào nhà hàng, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm lớn, lên tàu hỏa hoặc máy bay đường dài.

Tuy nhiên, những yêu cầu trên đã nhận được phản đối dữ dội từ một số công dân Pháp, những người cho rằng tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày không thể “che lấp” bởi tiêm chủng hàng loạt. Theo Bộ Nội vụ, khoảng 160.000 người đã tham gia các biểu tình chống lại hệ thống này. Đối với trường hợp của Hồng Kông, chuyên gia y học hô hấp, Tiến sĩ Leung Chi-chiu thừa nhận, nhiều người dân nơi đây đã hết sức tin tưởng vào bất kỳ chính sách của chính quyền, nhưng bắt buộc tiêm chủng và áp đặt một số chính sách có thể làm trầm trọng thêm sự nghi ngờ về công tác vaccine và chống dịch. Leung cảnh báo: “Tôi nghĩ người dân không tin tưởng một cách mù quáng vào những chính sách như vậy. Mặc dù Pháp đã thực hiện động thái này nhưng có thực sự kiểm soát lây lan virus hay không? Kết quả khá rõ ràng”. Trong khi số ca nhiễm mới ở Pháp đã giảm dần trong hai tuần qua, số ca mắc tính đến Chủ nhật trung bình vẫn ở mức cao hơn 18.000 trường hợp.

Theo Leung: “Nếu thẻ tiêm chủng được yêu cầu để tiếp cận các dịch vụ công thì về cơ bản đây là một chính sách bắt buộc và có thể gây ra căng thẳng cho một số nhóm công dân nhất định, chẳng hạn như người già đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp dịch vụ”. Các cơ quan y tế hôm thứ hai xác nhận ba ca nhiễm Covid-19 mới, tất cả đều là ca nhập cảnh liên quan đến những người đến từ Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai trong số bệnh nhân đã được tiêm phòng đầy đủ. Số ca lây nhiễm của khu vực ở mức 12.110 với 212 ca tử vong liên quan.

Leung cho biết, ông hy vọng chính phủ có thể giải thích rõ ràng hơn về các tác dụng phụ có thể xảy ra của vaccine và đảm bảo rằng nhiều triệu chứng, chẳng hạn như đau đầu hoặc đau tại chỗ tiêm là phổ biến, thường gặp. Tiến sĩ Joseph Tsang Kay-yan, Chủ tịch ủy ban cố vấn của Hiệp hội Y khoa về các bệnh truyền nhiễm, đã đặt câu hỏi liệu hộ chiếu vaccine: “Hiểu đúng về những lý do sâu xa khiến mọi người do dự với vaccine là chìa khóa để vượt qua. Tinh chỉnh chính sách là một biện pháp tổng quát vào thời điểm này”.

Nhà kinh tế học Simon Lee Siu-po, đồng Giám đốc chương trình kinh doanh quốc tế và doanh nghiệp Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc, cũng phản đối ý tưởng “thẻ tiêm chủng”. Ông cho rằng chính sách này là vô đạo đức và tước đi quyền cơ bản của công dân trong việc tận hưởng không gian công cộng vào thời điểm mà việc đi lại quốc tế đã bị hạn chế rất nhiều. Lee cho biết thêm, hộ chiếu vaccine cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế mong manh của Hồng Kông vốn chỉ mới bắt đầu phục hồi sau cơn đại dịch tồi tệ nhất, với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,2% hồi đầu năm nay xuống còn 5%.

TL