Giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
- Tài chính - Ngân hàng
- 08:05 24/11/2020
DNHN - Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm giám định tư pháp về:
1. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
2. Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;
3. Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
4. Bảo hiểm tiền gửi;
5. Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền: a- Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; b- Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; c- Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc đối với người giám định tư pháp theo vụ việc của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d- Thành lập Hội đồng giám định.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc tại đơn vị mình.
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a- Tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp;
b- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành tài chính - ngân hàng; kế toán; kinh tế; luật; công nghệ thông tin, mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật in và công nghệ hóa học do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;
c- Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực mà người đó được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định trên có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực quy định và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
PV
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
Đọc thêm Tài chính - Ngân hàng
Các ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng trong năm 2021
Sau khi bước quả năm 2020 khả quan hơn kỳ vọng, nhiều ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trong 2021.
Home Credit nhận giải thưởng uy tín từ Visa
Vừa qua, Home Credit vinh dự đón nhận giải thưởng “Công ty dẫn đầu về tăng trưởng doanh số giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng năm 2020” từ Tổ chức thẻ Quốc tế Visa.
Mục tiêu sử dụng thẻ tín dụng nội địa sẽ chiếm 15-20% trong 2 năm tới
Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đang nỗ lực để trong 2 năm tới số lượng thẻ nội địa được sử dụng tại Việt Nam sẽ đạt 15-20% tổng số thẻ các ngân hàng phát hành.
Sau quý I/2021 ngân hàng nào không lên sàn sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật
Trong quý I/2020, các ngân hàng phải lên sàn hết trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank).
Home Credit “Lì xì” khách hàng nhân dịp tết Tân Sửu
Nhân dịp Tết Tân Sửu, Home Credit triển khai chương trình “Bao lì xì Tết vui” nhằm mang đến cho khách hàng cơ hội trúng những phần quà hấp dẫn. Qua đó, công ty tài chính từ châu Âu mong muốn lan tỏa tinh thần “Tết vui cùng Home Credit”.
Khai xuân phú quý – Đón lộc tiền tỷ cùng HDBank
Xuân Tân Sửu năm nay, khách hàng của HDBank tiếp tục có cơ hội trúng ngay 1 tỷ đồng cùng hàng loạt món quà độc đáo chỉ với 10 triệu đồng gửi tiết kiệm.
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào sẽ có lãi suất cao nhất?
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research nhận định lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức thấp trong nửa đầu 2021 và có thể nhích tăng vào nửa cuối năm do đầu ra tín dụng mạnh hơn.
Xu hướng ngành công nghiệp fintech năm 2021
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động trong lĩnh vực fintech – một thuật ngữ mở rộng áp dụng cho những gián đoạn do công nghệ thúc đẩy trong các dịch vụ tài chính.
Lợi nhuận nghìn tỷ của ngân hàng tăng từ đâu?
Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều người đặt nghi vấn về sự tăng trưởng đột biến của lợi nhuận ngành ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp vay trả lương lao động bị ngừng việc
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đến hết năm 2020, toàn hệ thống NHCSXH đã thực hiện giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp để trả lương cho 8.529 người lao động bị ngừng việc.