Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận tương đối ổn định, về lượng ít, đa số kho ngưng mua nghỉ lễ.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 8/4/2025: Sau nghỉ lễ, giá lúa gạo tiếp đà ổn định |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, về lượng ít, đa số kho ngưng mua nghỉ lễ, giá vững. Tại An Giang, nhiều kho lớn ngưng mua do nghỉ lễ, giao dịch vắng, giá gạo các loại ít biết động. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), về lượng lai rai, giao dịch mua bán ít, giá tương đối ổn định.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng không nhiều, giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), về lượng ít, gạo chợ giá bình, đa số kho ngưng mua nghỉ lễ.
Với mặt hàng gạo, tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long giá gạo các loại đi ngang. Cụ thể, gạo nguyên liệu OM 5451 hiện ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu OM 380 ở mức 7.700 - 7.850 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 7.800 - 8.000 đồng/k; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.300 - 9.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 7.600 - 7.800 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 8/4/2025. |
Tại các chợ lẻ, giá gạo duy ftrif đà ổn định. Hiện, gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg; giá cám hiện ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg.
Thị trường nếp hôm nay không có điều chỉnh mới. Hiện, giá nếp IR 4625 (tươi) dao động ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; giá nếp IR 4625 ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 8/4/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm chủ yếu đi ngang, dao động trong khoảng từ 5.650 - 7.300 đồng/kg. Hiện, giá cám ở mức 5.650 - 5.750 đồng/kg; giá tấm thơm dao động ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; tấm 3 - 4 hiện ở mức 6.800 - 6.900 đồng/kg; trấu dao động từ 800 - 900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 8/4/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn ít, giao dịch mua bán vắng. Tại An Giang, nhiều nơi nguồn lúa giảm dần, lượng còn ít, nông dân chào giá nhích tiếp, giao dịch vắng. Tại Cần Thơ, nguồn lúa non nông dân chào bán rất ít, đa số chờ ngày cắt chào bán.
Tại Long An, nông dân neo giá cao, giao dịch mua bán vắng do nghỉ lễ. Tại Đồng Tháp, nguồn không còn nhiều, giao dịch mua bán rất ít.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) duy trì ổn định. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) hiện ở mức 6.700 - 6.900 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg; giá lúa OM 5451 giữ ở mức 5.900 - 6.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 hiện ở mức 6.550 - 6.750 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 8/4/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không biến động. Cụ thể, gạo 25% tấm ở mức 370 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 316 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 399 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 3 tháng đầu năm, thặng dư thương mại gạo đạt 454,7 triệu USD, giảm 49,5%. Tuy nhiên, gạo là một trong 5 mặt hàng của ngành nông nghiệp ghi nhận mức thặng dư cao nhất 3 tháng qua.
Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây, thể hiện qua sản lượng và doanh thu không ngừng gia tăng. Từ mức 6 triệu tấn các năm trước, xuất khẩu gạo đã tăng lên 7,5 triệu tấn vào năm 2022 và đạt kỷ lục 9,18 triệu tấn trong năm 2024, mang về doanh thu trên 5,7 tỉ USD. Riêng quý 1 năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục tăng 2% so với cùng kỳ năm 2024.
VFA thông tin, những năm tới, ngành lúa gạo đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu, giảm tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình xuống không quá 10% vào năm 2030, đồng thời tăng tỷ trọng gạo thơm, Japonica và gạo đặc sản lên khoảng 45%.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, VFA kiến nghị các bộ, ngành liên quan tăng cường các chính sách hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện về vốn và hoàn thuế cho doanh nghiệp, nâng cấp hạ tầng logistics và quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tại các địa phương. Đại diện VFA cũng nhấn mạnh, sự cần thiết của việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng cần có chiến lược ổn định cho từng thị trường cụ thể.